Kinh nghiệm của Hàn Quố c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 34 - 36)

Hàn Quốc đã đầu tư mạnh để phát triển thị trường bán buôn nội địa từ rất sớm. Bên cạnh việc phát triển thị trường bán buôn tư nhân trong nước, Chính phủ

xây dựng chương trình Phát triển Thị trường Bán buôn Nhà nước vào năm 1985. Chương trình hỗ trợ xây dựng 34 chợ bán buôn lớn tại các thành phố lớn với 70% chi phí tài chính từ Ngân sách Trung ương, 30% còn lại từ chính quyền địa phương. Nhờ đó, chợ bán buôn Seoul bắt đầu hoạt động ngay năm 1985, tính đến năm 1999

đã có 21 chợ bán buôn được xây dựng và đến nay 11 chợ khác đang trong quá trình xây dựng. Chính phủ cũng nới lỏng các quy định về đầu tư trong lĩnh vực bán buôn của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (được phép bán buôn dược phẩm từ năm 1989, bán buôn thịt từ năm 2000). Đặc biệt, theo Kế hoạch Phát triển Giao thông vận tải 10 năm của Hàn Quốc, Chính phủ đang hướng tới xây dựng một mạng lưới phân phối lớn với thời gian chuyên chở nhanh giúp liên kết tất cả các trung tâm vận chuyển hàng hóa chủ chốt trên cả nước; đến hết năm 2011 dự kiến hình thành tổng cộng 39 trung tâm phân phối hàng hóa với các khu trung chuyển hàng hóa dành cho xe tải, kho chứa hàng, chợ bán buôn. Các trung tâm này sẽ giúp quá trình vận chuyển hàng hóa một cách hệ thống với mức phí logistics thấp hơn.

Theo các cam kết của Hàn Quốc trong WTO, Hàn Quốc không cam kết mở cửa dịch vụ bán buôn cho các mặt hàng gồm ngũ cốc, sữa nguyên liệu, nhân sâm đỏ, sản phẩm tinh bột và phân bón. Ngoài ra, chính phủ cũng có quy định chặt chẽ về

kiểm tra nhu cầu kinh tế trong lĩnh vực bán buôn với các doanh nghiệp FDI trong việc xây dựng chợ bán buôn có diện tích sàn từ 3.000 m2 trở lên, các trung tâm bán buôn, hoạt động bán buôn ô tô đã qua sử dụng, các sản phẩm nhiên liệu dạng khí hóa lỏng và các sản phẩm và dịch vụ thương mại nước ngoài có liên quan. Hiện tại, tập đoàn bán buôn xuyên quốc gia Metro Cash & Carry cũng chưa mở cơ sở bán buôn tại thị trường Hàn Quốc mặc dù thị trường bán buôn ở đây nhiều tiềm năng với kết cấu hạ tầng thương mại cho bán buôn và bán lẻ khá phát triển.

Trong lĩnh vực bán lẻ, hàng loạt các kế hoạch mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài đã được chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh thực hiện. Năm 1981, nhà cung ứng nước ngoài được phép thành lập các cửa hàng bán một loại sản phẩm với diện tích sàn không quá 330 m2. Năm 1984, chính phủ bãi bỏ quy định này và

đề ra hạn chế về số lượng cửa hàng. Bắt đầu từ năm 1988, chính phủ Hàn Quốc quyết định tự do hóa hơn nữa thị trường bán lẻ theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ năm 1989) nới lỏng các quy định thành lập chi nhánh của các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mở rộng diện cho phép nhập khẩu của chi nhánh công ty nước ngoài.

Giai đoạn thứ hai (1991-1992) cho phép mỗi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được mở tối đa 10 cửa hàng với diện tích sàn không quá 1.000 m2.

Giai đoạn ba (từ năm 1993) nới lỏng hơn, cho phép mở tối đa 20 cửa hàng và không quá 3.000 m2 diện tích sàn. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, các nhà bán lẻ

nước ngoài được gia nhập thị trường Hàn Quốc với tư cách độc lập hoặc liên doanh với đối tác Hàn Quốc. Đồng thời, hạn chế về số lượng và quy mô của các công ty trong nước và nước ngoài được xóa bỏ, được phép thành lập các đại siêu thị, tự do hóa 5 lĩnh vực kinh doanh trong đó có bán lẻ thịt. Năm 1997, Hàn Quốc tự do hóa 10 lĩnh vực kinh doanh gồm thương mại nói chung và bán lẻ ngũ cốc. Năm 1998, xóa bỏ việc kiểm tra nhu cầu kinh tếđối với cửa hàng bách hóa (department stores) và các trung tâm mua sắm (shopping centres).

Trong việc quản lý và phát triển các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ

bán lẻ, Hàn Quốc ban hành Luật về lưu thông các mặt hàng nông, thuỷ sản và bình

ổn giá các mặt hàng này, đồng thời vào năm 2005 thông qua một đạo luật đặc biệt hỗ trợ việc hiện đại hóa các chợ truyền thống. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ truyền thống của Hàn Quốc đang mất dần đi ưu thế so với thị trường bán lẻ hiện đại, trong

7 năm từ 2003 đến 2010, số lượng chợ truyền thống phải đóng cửa là trên 180 chợ, tổng số chợ còn hoạt động năm 2010 chỉ còn khoảng 1500 chợ.

Việc mở cửa ngành bán buôn, bán lẻ Hàn Quốc trong hai thập kỷ qua đã giúp các nhà bán buôn, bán lẻ của Hàn Quốc tiếp cận với các phương thức kinh doanh mới, biện pháp kết nối mới và các hoạt động có quy mô lớn hơn trên thị trường nội

địa. Chỉ xét riêng trong lĩnh vực bán lẻ, các thay đổi này đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng tăng, giúp các doanh nghiệp bán lẻ hiệu quả hơn, xây dựng cấu trúc liên kết theo tập đoàn hoặc phá sản, xóa bỏ các nhà bán lẻ độc lập, đồng thời giúp hình thành mới các hình thức phân phối hỗn hợp hoặc theo chuỗi bán lẻ hiện đại. Đặc biệt, một loạt các công ty trong nước như Shinsegae, Lotte và GS Mart đã vươn lên, cạnh tranh thành công và đánh bật các tên tuổi lớn của thế giới khỏi thị trường Hàn Quốc (Carrefour và Wal-Mart rút khỏi thị trường năm 2006). Bốn tập đoàn lớn của Hàn Quốc trong năm 2000 chỉ chiếm 3% lực lượng lao động nhưng đóng góp

đến 50% GDP của cả nước. Đồng thời, các đại siêu thị phát triển mạnh mẽ ở Hàn Quốc, đã có tới 164 đại siêu thị năm 2000, trong đó 71% là của các công ty trong nước, 29% là của công ty nước ngoài. Đặc biệt, xu hướng nổi bật trong thị trường phân phối của Hàn Quốc là sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng hạ giá, cửa hàng chiết khấu với tổng doanh thu của khu vực này năm 2007 đạt trên 30 tỷ USD, tăng khoảng 1,5 tỷ so với năm 2006.

Mặc dù Hàn Quốc không có quy định về kiểm soát giờ mở cửa hay giá cả

nhưng các cửa hàng quy mô lớn lại bị hạn chế bởi các quy định khác như giới hạn về xây dựng và tỷ lệ số lượng trên diện tích đất tại Luật quy hoạch đô thị và các sắc lệnh đi kèm. Mức tối đa cho phép xây dựng các cửa hàng chiết khấu (discount store) có diện tích đến 10.000 m2 ở “các khu vực xanh tự nhiên” thuộc các quận đô thị tương ứng là 20% và 100% ở các khu vực này. Ngoài ra, việc gia nhập thị trường còn phải đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch và được kiểm soát thông qua áp dụng pháp luật cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và các tập quán thương mại, yêu cầu đánh giá tác động đối với giao thông, môi trường, phê duyệt về xây dựng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 34 - 36)