Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu của IntimexNhaTrang

Một phần của tài liệu phát triển thương hiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê intimex nha trang (Trang 58 - 60)

6. Kết cấu luận văn

2.3.2. Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu của IntimexNhaTrang

Do mục tiêu chú trọng xuất khẩu cà phê nên Intimex Nha Trang đã xác định một

số đối thủ cạnh tranh cụ thể như sau:

- Đối với các công ty trong nước:

+ Công ty TNHH MTV XNK 2/9 ĐăkLăk

+ Công ty TNHH DAKMAN Việt Nam

+ Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước

- Đối với các công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam, hay có văn

phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam:

+ Công ty TNHH Armajaro Việt Nam

+ Công ty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam

Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh so với Intimex Nha Trang được

khái quát như sau:

Bảng 2.7: Điểm mạnh, điểm yếu của Intimex Nha Trang và đối thủ cạnh tranh

Công ty Điểm mạnh Điểm yếu

Intimex Nha Trang

- Có chi nhánh văn phòng và kho tại các tỉnh

có trữ lượng cà phê lớn như CN ĐăkLăk, CN Gia Lai, CN Lâm Đồng.

- Intimex Nha Trang được phát triển từ hệ

thống thương hiệu Intimex đã có từ lâu năm và được đông đảo khách hàng biết đến.

- Intimex Nha Trang được thành lập và có sự

kế thừa từ 1 đơn vị xuất khẩu cà phê là Macomec đã có bề dày xuất khẩu cà phê thuộc nhà nước quản lý.

- Intimex Nha Trang có một quỹ đất rộng lớn

tại các tỉnh ĐăkLăk, Gia Lai, Lâm Đồng.

- Lãnh đạo công ty có nhiều năm kinh nghiệm

trong ngành xuất khẩu cà phê.

- Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có

nghiệp vụ xuất khẩu và năng động.

- Tiếp nhận và chuyển đổi từ một công ty nhà nước làm ăn thua lỗ

nhiều năm qua, Intimex Nha Trang

phải gánh một số khoản nợ thua lỗ trước đó.

- Một số nhân viên làm việc lâu năm trong môi trường công ty nhà

nước với cơ chế kém linh hoạt. Do đó, sau khi chuyển sang công ty cổ

phần cần phải có thời gian thích

nghi và thiếu sáng tạo.

- Vốn kinh doanh thiếu là một bất

lợi vì cà phê là mặt hàng có giá trị

cao và trữ lượng lớn.

- Chưa có nhà máy sơ chế, chế

Đối thủ cạnh tranh là một số công ty trong nước

- Các công ty đóng ngay trên địa bàn vùng nguyên liệu và trữ lượng cà phê lớn.

- Có các công ty tư nhân nên cơ chế quản

lý linh hoạt hơn. Có tham vọng nâng cao

mức tăng trưởng nhanh.

- Có những công ty cũng có bề dày về

xuất khẩu lâu năm, thương hiệu cũng được nhiều khách hàng biết đến.

- Có những công ty có hệ thống kho bãi và

nhà xưởng chế biến cà phê. Chủ động

nguồn đầu vào.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, am hiểu nghiệp vụ.

- Có những công ty cũng mới

chuyển đổi từ công ty nhà nước, do đó cũng cần có thời gian thay đổi tư duy và cách làm việc

mới trong môi trường mới.

- Thiếu vốn cũng là điểm yếu

của hầu hết các công ty xuất

khẩu cà phê trong nước trong

cạnh tranh.

- Một số công ty tư nhân còn

mang tư tưởng quản lý gia đình, thiếu kỹ năng quản lý.

Đối thủ cạnh tranh là một số công ty nước ngoài tại Việt Nam

- Am hiểu luật kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh quốc tế.

- Mạnh về nguồn vốn kinh doanh.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên mang phong cách làm việc chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao trong môi trường kinh doanh năng động và luôn biến đổi của thị trường xuất nhập khẩu.

- Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin

nhanh nhạy, chính xác là một lợi thế.

- Có kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của các nước có nền kinh tế phát triển. Có

chiến lược phát triển dài hạn.

- Hầu hết có hệ thống kho bãi và nhà

xưởng chế biến cà phê nằm trung tâm địa

bàn có trữ lượng cà phê lớn.

- Chưa am hiểu nhiều phong tục

tập quán kinh doanh, mua bán của người bản địa các khu vực

có trữ lượng cà phê lớn.

- Vì là công ty mước ngoài nên phải mất thời gian để tạo niềm

tin và khẳng định thương hiệu

Một phần của tài liệu phát triển thương hiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê intimex nha trang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)