Quan hệ công chúng (Public Relations)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 25 - 28)

3.4.1 Bản chất của quan hệ công chúng

- Tín nhiệm cao: nội dung và tính chất của thông tin có vẻ xác thực và đáng tin cậy hơn đối với người đọc so với quảng cáo.

- Không cần cảnh giác: PR có thể tiếp cận đông đảo khách hàng triển vọng mà họ thường né tránh tiếp xúc với nhân viên bán hàng và quảng cáo. Thông điệp đến với người mua dưới dạng tin sốt dẻo chứ không như truyền thông thương mại.

- Giới thiệu cụ thể: giống như quảng cáo, PR có khả năng giới thiệu cụ thể Công ty hay sản phẩm.

Phòng quan hệ công chúng thực hiện những hoạt động sau đây:

- Quan hệ với báo chí: Mục đích của quan hệ với báo chí là đăng tải những thông tin có giá trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút sự chú đến một con người, sản phẩm, dịch vụ hay một tổ chức.

- Tuyên truyền sản phẩm: Gồm những nỗ lực khác nhau làm cho công chúng biết về một sản phẩm nào đó.

- Tuyên truyền hợp tác: Hoạt động này bao gồm việc truyền thông trong nội bộ cũng như bên ngoài để người ta hiểu về tổ chức của mình nhằm tạo một hình ảnh tốt đẹp và tăng ưu thế của Công ty.

- Vận động hành lang: là việc giao tiếp với các nhà làm luật, quan chức nhà nước để ủng hộ hay cản trở một sắc luật nào đó.

- Tuyên truyền về xử lý những sự việc bất lợi cho Công ty đang lan truyền ra ngoài.

- Tham mưu: đề xuất với ban lãnh đạo những kiến nghị về các vấn đề có liên quan đến công chúng.

3.4.2 Những quyết định cơ bản về quan hệ công chúng

Những quyết định cơ bản trong PR gồm:

Xác định các mục tiêu:

Mục tiêu PR cũng xuất phát từ mục tiêu của Công ty. Để thực hiện được nhiệm vụ của mục tiêu chiến lược đề ra, PR phải chi tiết hóa để có được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với các loại sản phẩm hàng hóa.trong những thời kì khác nhau trên các thị trường. Mục tiêu càng chi tiết, cụ thể và rõ nét, bao hàm cả định hướng và định lượng thì tổ chức hoạt động sẽ thuận lợi. Mục tiêu có thể là sự thuyết phục, hướng dẫn, khuyên nhủ, động viên, thuyết minh… đối với công chúng, đồng thời thực hiện một nhiệm vụ nào đó của Công ty.

Thiết kế thông điệp và chọn công cụ PR

Thông điệp trong PR thường là những câu chuyện hay, các bài viết lí thú nói về sản phẩm hay Công ty.

Công cụ thường dùng trong PR thường là tivi, báo chí, tạp chí…

Tạo sự kiện (events) là phương tiện đặc biệt cho PR gồm biểu diễn thời trang, liên hoan văn nghệ, các cuộc thi…

Hoạt động PR diễn ra trong một thời gian ở một không gian nhất định. Việc huy động các phương tiện truyền thông tin và sử dụng lực lượng không đơn giản. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch chi tiết và cụ thể trong việc sáng tạo, lựa chọn các thông điệp từ lực lượng biên tập trong hoặc ngoài Công ty, lựa chọn phương tiện truyền tin. Vấn đề quan trọng nhất là xây dựng và khai thác được quan hệ cá nhân với những người biên tập ở các phương tiện truyền tin để đảm bảo được đăng tải.

Đánh giá kết quả tuyên truyền

Cũng giống như quảng cáo, đánh giá kết quả của hoạt động PR rất khó vì những tác động của nó không trực tiếp và không dễ nhận biết.

Một số phương pháp có thể dùng cho việc đánh giá kết quả tuyên truyền:

- Đo lường số lần thông tin xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Đo lường sự thay đổi thái độ của khách hàng với sản phẩm (mục tiêu tuyên truyền)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w