Phân tích cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 44 - 48)

DOANH CỦA XÍ NGHIỆP

2.3 Phân tích cạnh tranh:

2.3.1 Cạnh tranh ở thị trường hiện tại:

• Mặt hàng thực phẩm chế biến là một trong những mặt hàng có sức tăng trưởng khá cao và là ngành quan trọng trong nền kinh tế. Sức hấp dẫn của ngành cùng với nhu cầu về thực phẩm chế biến đang tăng cao đã làm tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm lớn như:

- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cầu Tre - Công ty Agrex Sài Gòn

- Công ty Legourmex - Công ty Sài Gòn Food - Công ty Hạ Long

- Công ty kinh doanh thuỷ hải sản - Công ty Cholimex

Đây là những doanh nghiệp lớn cạnh tranh trực tiếp với Xí nghiệp trên thị trường về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì sản phẩm, chủng loại và giá cả sản phẩm.

Hình 2.5: Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp

Hiện Vissan đang chiếm 38% thị phần trên thị trường.

Đứng vị trí thứ 2 sau Vissan là Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cầu Tre với 35% thị phần và đây được coi là đối thủ cạnh tranh khó chịu của Xí nghiệp. Cầu Tre có những ưu điểm như: sản phẩm khá đa dạng, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, có uy tín trên thị trường nhiều năm nay vì sản xuất dựa vào truyền thống ẩm thực Việt Nam và mạng lưới tiêu thụ rộng khắp với 78 đại lý tại 30 tỉnh, thành phố; có sản phẩm tại tất cả các chợ và siêu thị tại thành phố và hệ thống 128 đại lý trong các quận của thành phố Hồ Chí Minh.

Mặt hàng chủ lực làm nên tên tuổi của Cầu Tre là chả giò và đây cũng là mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với Xí nghiệp. Giống như Vissan, Cầu Tre cũng là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thương mại Sài Gòn. Ở thị trường nội địa, Cầu Tre có chiến lược thâm nhập thị trường tương tự như của Vissan.

Đối thủ tiếp theo cũng đang giữ thị phần khá lớn hiện nay là Hạ Long Canfoco.

Thế mạnh của doanh nghiệp này là nhóm sản phẩm thịt hộp xay, cá hộp ngâm dầu và ngâm nước sốt, chả giò đông lạnh, xúc xích tiệt trùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng khác của Công ty cũng được khách hàng ưa thích. Và theo khảo sát trong 12 doanh nghiệp lớn, thì sản phẩm của Ha Long Canfoco chiếm tới 8% thị phần toàn quốc. Hạ Long Canfoco tập trung sản xuất các mặt hàng chiến lược có hiệu quả cao, khả năng tiêu thụ tốt, đồng thời phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao trên cơ sở cải tiến bao bì đóng gói với hình thức và mẫu mã đẹp, bố trí sản xuất hợp lý dựa vào nguồn nguyên liệu và nhu cầu thị trường... Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng của Công ty này trong những năm gần đây là khá lớn (xúc xích tiệt trùng tăng 50%, thịt hộp tăng 5%, cá hộp tăng 30%). Hiện Công ty này đang thực hiện nhiều kế hoạch để mở rộng thị trường phía Nam.

Cholimex, Agrex, Sài Gòn Food… là những đối thủ không cạnh tranh trực tiếp với Xí nghiệp về chất lượng sản phẩm nhưng giá cả, chiết khấu, mẫu mã, bao bì, mức độ chuyên biệt hoá về sản phẩm là khá cao. Các Công ty này có khả năng kinh tế đủ mạnh và là những đối thủ chính của Xí nghiệp trong những nhóm hàng về thực phẩm chế biến đông lạnh.

2.3.2 Những cơ sở mới gia nhập thị trường:

Hiện nay, một số cơ sở nhỏ cũng muốn gia nhập vào thị trường thực phẩm chế biến như: Sao Việt, Linh Chi, Như Ý, Xuân Yến, Viet Shin… Tuy đây là những cơ sở nhỏ, tiềm năng kinh tế không lớn nhưng lại có sự đầu tư lớn vào từng mặt hàng thực phẩm chế biến. Họ biết nắm bắt thị trường còn bỏ ngỏ của các Công ty lớn. Tuy mức độ cạnh tranh của các cơ sở này không cao nhưng mức độ tiêu thụ từng sản phẩm chuyên biệt của họ là khá cao.

Sản phẩm của những cơ sở này tuy không đủ khả năng cạnh tranh với những Công ty lớn nhưng vẫn được tiêu thụ do các doanh nghiệp này làm tốt khâu phục vụ như giao hàng tận nơi và thăm viếng khách hàng một cách thường xuyên. Ngoài ra, giá cả của họ rẻ hơn giá của các Công ty lớn nên sản phẩm của các cơ sở nhỏ vẫn tiêu thụ được trên thị trường.

Hiện nay, Xí nghiệp còn phải cạnh tranh với hai đối thủ cũng đáng được quan tâm đó là Metro và Co.opMart. Hai đơn vị này hiện giờ cũng đã tự chế biến sản phẩm đông lạnh. Điểm thuận lợi của hai đối thủ này là có sẵn hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp..

Ngoài ra, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì Xí nghiệp còn phải chú ý đến những đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài có xuất khẩu sang thị trường Việt Nam các mặt hàng thực phẩm chế biến. Tuy những doanh nghiệp nước ngoài này chưa chiếm thị phần đáng kể trên thị trường nhưng họ có lợi thế vốn mạnh, có khả năng thực hiện các hoạt động marketing một cách hiệu quả.

2.3.3 Nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp cho Xí nghiệp bao gồm: - Công ty Vissan

- Các Xí nghiệp chế biến thủy, hải sản - Các Xí nghiệp rau quả

- Các đơn vị sản xuất các chất phụ gia - …

Các nhà cung cấp này có thể gây áp lực cho Xí nghiệp thông qua việc định giá các nguyên vật liệu đầu vào và việc đảm bảo chất lượng của các nguyên liệu, vật liệu đó.

2.3.4 Khách hàng:

Khách hàng của Xí nghiệp bao gồm: - Người tiêu dùng

- Các cửa hàng thực phẩm - Các siêu thị mini

- Nhà hàng, khách sạn

- …

Những khách hàng này có thể gây áp lực cho Xí nghiệp trong việc định giá các sản phẩm, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phân phối sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 44 - 48)