Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 33 - 36)

KINH DOANH THỰC PHẨM VISSAN

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Giám đốc Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng kỹ thuật Trưởng phòng tổ chức hành chính Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng điều hành sản xuất

Bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp được xây dựng trên mô hình quản lý trực tuyến bao gồm:

- Giám đốc: là người tổ chức, điều hành mọi công việc, mọi hoạt động của Xí

nghiệp; thực hiện quyền hạn theo quy định của nhà nước và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty Vissan về mọi hoạt động của Xí nghiệp.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: điều hành việc kinh doanh của Xí

nghiệp, quản lý phòng kinh doanh.

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất sản

phẩm.

Các phòng ban:

- Phòng điều hành sản xuất: chịu sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc

phụ trách sản xuất; có nhiệm vụ triển khai lệnh sản xuất của giám đốc cho các bộ phận trực thuộc; tổ chức điều độ sản xuất hàng tuần, hàng tháng, quản lý sản phẩm tồn kho.

- Phòng kinh doanh: nghiên cứu mẫu mã nhằm đa dạng hoá các mặt hàng, lập

kế hoạch và tổ chức tiêu thụ; thực hiện chức năng lưu thông, phân phối hàng hoá trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu thị trường và điều kiện sản xuất, chế biến của Xí nghiệp; tìm hiểu thị trường và quản lý kho, bảo vệ, vận chuyển nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Hình 2.2: Cơ cấu phòng kinh doanh

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Phòng kinh doanh

Tổ tiếp

+ Tổ bán sỉ: có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, mở rộng đại lý trên thị trường, phân

phối hàng đầy đủ và liên tục tới các đại lý để giảm thấp nhất lượng hàng tồn kho, tăng sản lượng tiêu thụ nhằm làm tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp.

+ Tổ tiếp thị: thăm hỏi, hỗ trợ khách hàng trong việc kinh doanh và đưa ra

những chương trình tiếp thị nhằm làm tăng doanh số bán, thông báo cho khách hàng biết về những chương trình khuyến mại của Xí nghiệp.

+ Tổ kho: trữ hàng và giao hàng cho các đại lý và khách hàng.

Xí nghiệp có 3 cửa hàng chính và 417 đại lý rải rác khắp các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như : Long An, Bình Dương, Vũng Tàu và các tỉnh miền Trung. Các đại lý và cửa hàng này do phòng kinh doanh quản lý.

- Phòng tổ chức hành chính: theo dõi và giúp giám đốc thực hiện công tác tổ

chức và quản lý nhân sự (tổ chức, bố trí cán bộ thực hiện công tác lao động, tiền lương); thực hiện các chức năng hành chính, quản trị, tạp vụ, bảo vệ Công ty, vận chuyển, sắp xếp lực lượng quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh; lập và tổ chức công tác thi đua, thực hiện khen thưởng vả kỷ luật theo các chế độ chính sách, thanh tra và phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Tổ cơ điện xây dựng cơ bản: thuộc phòng tổ chức hành chính, có nhiệm vụ

lập kế hoạch sửa chữa và xây dựng cơ bản; tổ chức kiểm tra các kế hoạch được duyệt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị của Xí nghiệp để đảm bảo cho việc sản xuất được vận hành tốt

- Phòng kế toán tài vụ:

+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ tập hợp, ghi chép các chứng từ sổ sách để lập báo cáo tài chính cần thiết từ đó cung cấp thông tin, số liệu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp một cách kịp thời, chính xác cho ban giám đốc Xí nghiệp.

+ Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và quản lý tài chính của Xí nghiệp. + Kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến thanh toán, tín dụng và hợp đồng kinh tế.

+ Có trách nhiệm đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn phương án, huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật: quản lý tổ KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm)

+ Tổ KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu cung ứng

nguyên vật liệu đến khâu sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm.

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc:

Phân xưởng sản xuất chế biến: các mặt hàng sản xuất, chế biến của Xí nghiệp

được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín dưới sự kiểm soát chặt chẽ của KCS; sản phẩm đựơc tổ chức chuyên môn hoá theo từng tổ bao gồm:

- Tổ bò viên: sản xuất các mặt hàng bò viên, cá, tôm viên

- Tổ thịt nguội: sản xuất các mặt hàng như pate, chả đùm, heo xay

- Tổ chả giò: sản xuất các mặt hàng chả giò như chả giò đặc biệt, chả giò

thường, chả giò chay, chả giò hải sản

- Tổ há cảo: sản xuất các mặt hàng há cảo, hoành thánh cuốn thịt, bắp cải dồn

thịt.

- Tổ lạp xưởng: sản xuất lạp xưởng

- Tổ chả giò mini: sản xuất chả giò ăn liền Ngon Ngon

- Tổ heo quay, chà bông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại xí nghiệp Vissan (Trang 33 - 36)