Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 61 - 69)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Từ cuối những năm 1980 và đầu 1990, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước đã chủ trương đổi mới toàn diện cơ chế quản lý nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, đã có những bước thay đổi quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước dành cho đầu tư phát triển. Xuất hiện ngày càng nhiều các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án mang tầm chiến lược quốc gia, thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án thuộc vùng khó khăn, kém phát triển thường đòi hỏi lượng vốn lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm, mà các nhà đầu tư thường không muốn hoặc không có khả năng đầu tư; các dự án này thường được Chính phủ tài trợ. Cùng với chủ trương đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư đã được chú trọng; Chính phủ đã thay đổi cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chuyển từ hình thức cấp phát sang hình thức tín dụng đầu tư đối với những dự án cần khuyến khích đầu tư và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Thời gian đầu mới thực hiện cơ chế tín dụng, chỉ thu hồi nợ gốc, không thu lãi, sau chuyển sang cơ chế cho vay thu hồi cả nợ gốc và lãi (lãi suất thấp). Kênh tín dụng mới này thực chất là tín dụng ưu đãi (hiện nay gọi là tín dụng Nhà nước).

Bên cạnh đó, để tập trung các nguồn vốn, các chương trình cho vay ưu đãi

của Nhà nước vào một đầu mối, nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Từ 01/01/2000, trên cơ sở tiền thân là Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động; Sau khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển, mô hình Quỹ HTPT cũng đã bộc lộ những bất cập trong hoạt động, không còn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Yêu cầu đổi mới các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là tất yếu. Bên cạnh đó, yêu cầu mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, khai thác các tiềm năng sẳn có của các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn của Việt Nam đòi hỏi cần có sự hỗ trợ thích hợp từ Chính phủ.

Nhằm để đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong giai đoạn mới, từ 01/07/2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ Tướng Chính phủ, trong đó Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Phát triển là quản lý và điều hành hoạt động Tín dụng đầu tư (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước gọi chung là tín dụng Nhà nước (TDNN) cho hệ thống NHPT. Từ 01/07/2006, NHPT chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở kế thừa mọi quyền lợi và trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

Tên giao dịch quốc tế: The VietNam Development Bank Tên viết tắt: VDB

Trụ sở: 25A Cát Linh - Quận Đống Đa - Hà Nội

3.1.2. Mô hình tổ chức của NHPT

* Về cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHPT) được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính của NHPT được đặt tại số 25A Phố Cát Linh, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức NHPT được bố trí theo sơ đồ 3.1.

.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy NHPT

* Về đặc điểm hoạt động:

NHPT có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN; được Nhà nước bố trí vốn hỗ trợ sau đầu tư, được bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quan khi thực hiện cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu và bảo lãnh TDĐT. Trong trường hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Đây vừa là đặc điểm vừa là một sự khác biệt của NHPT so với các tổ chức tín dụng (TCTD) khác.

Hội đồng quản lý

54 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh,

thành phố trực thuộc TW

Cơ quan điều hành Ban Kiểm soát

Sở giao dịch I, II VP đại diện trong

nước và nước ngoài Hội Sở chính

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của NHPT

Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 05 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, NHPT có chức năng: Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển thông qua việc:Cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư; Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu thông qua việc: Cho vay xuất khẩu.

Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác;

Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT; Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

3.1.4. Đặc điểm hoạt động TDNN chủ yếu của NHPT.

Hiện nay, hoạt động TDNN ở NHPT được thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước. Cụ thể như sau:

3.1.4.1. Công tác tín dụng đầu tư Phát triển

Các hình thức cho vay đầu tư bao gồm: Cho vay các dự án đầu tư trong nước; Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn TDĐT được ban hành kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ.

Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động) và không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT (hiện nay vốn điều lệ thực có của NHPT là 10.000 tỷ đồng).

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa vẫn chỉ là 12 năm.

Đồng tiền cho vay: Việt Nam đồng.

Lãi suất cho vay đầu tư do Chủ tịch HĐQL NHPT trình Bộ tài chính công bố. Lãi suất TDĐT không thấp hơn mức lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng chi phí hoạt động của NHPT. Quy định lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.

Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn; Lãi suất nợ quá hạn bằng 150%

lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng; Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để NHPT thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.

3.1.4.2. Công tác tín dụng xuất khẩu

Các hình thức cho vay xuất khẩu: Cho nhà xuất khẩu vay, bao gồm cho vay trước hoặc sau khi giao hàng; Cho nhà nhập khẩu vay ; UT giải ngân, thu nợ trong cho vay TDXK.

Đối tượng cho vay là: Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK được ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ (Phụ lục 02 kèm theo).

Mức vốn cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Tuy nhiên, không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT.

Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng. Riêng đối với cho vay mặt hàng tàu biển

xuất khẩu tối đa là 24 tháng. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, NHPT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Đồng tiền và lãi suất cho vay

Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam (VNĐ). Lãi suất cho vay do Chủ tịch HĐQL NHPT trình Bộ tài chính công bố. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.

3.1.5. Giới thiệu về Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp - An Giang 3.1.5.1. Khái quát sự ra đời

Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp - An Giang được thành lập theo quyết định số 264/QĐ-NHPT ngày25/06/2012 trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh NHPT Đồng Tháp và chi nhánh NHPT An Giang, hai chi nhánh NHPT được thành lập trước đây đều được kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển An Giang và chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Đồng Tháp.

Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp - An Giang là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn.

Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang có trụ sở chính đặt tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định; kế thừa mọi quyền lợi và trách nhiệm của Chi nhánh NHPT An Giang và Chi nhánh NHPT Đồng Tháp.

- Tên: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Đồng Tháp – An Giang.

Địa chỉ: 83 Nguyễn Huệ, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Điện thoại: 076.3846220 Fax: 076.3846223

- Tên: Phòng Giao dịch Đồng Tháp.

Địa chỉ: 48 Nguyễn Quang Diêu, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Điện thoại: 067.3852472 Fax: 067.3852477

Sơ đồ 3.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

Nguồn: Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang.

Việc bố trí bộ máy trong chi nhánh hiện nay là tương đối phù hợp và khoa học, lực lượng cán bộ viên chức được đào tạo chính qui tại các trường Đại học trong và ngoài nước phù hợp với đặc điểm chuyên môn của ngành.

Trong công tác tổ chức cán bộ việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ cho các chức danh và vị trí quan trọng luôn được ban lãnh đạo chú trọng đến năng lực và đạo đức do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề ra. Trong quá trình công tác tại chi nhánh các cán bộ thường xuyuên được tập huấn để nâng cao trình độ về chuyên môn về phẩm chất, trí tuệ, đạo đức.

3.1.5.2. Vai trò của Chi nhánh

Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang là đơn vị trực thuộc Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Kiểm

Tra Phòng

Tín dụng Đầu tư

Phòng Tín dụng

xuất khẩu

Phòng Tài chính

Kế toán Phòng

giao dịch Đồng

Tháp Phòng

Kiểm tra Phòng

hành chính -

QLNS

Phòng Tổng

hợp

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

NHPT Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ về dụng nhà nước trên khu vực 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang có nhiệm vụ triển khai thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp theo phân cấp của Tổng Giám đốc, bao gồm:

- Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn;

- Cho vay các dự án đầu tư trong nước và cho vay các dự án theo Hiệp định của chính phủ;

- Bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng thương mại;

- Hỗ trợ sau đầu tư;

- Cho vay xuất khẩu đối với nhà xuất khẩuvà nhập khẩu nước ngoài vay;

- Thực hiện việc quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác từ nguồn vốn của các đơn vị , các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và An Giang theo qui định của pháp luật và NHPT.

- Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay các dự án đầu tư theo qui định.

- Thực hiện việc thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống NHPT, tổ chức công tác thanh toán quốc tế theo quyết định và hướng dẫn của Tổng Giám đốc.

Trong những năm qua để hoàn thành nhiệm vụ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao Chi nhánh luôn phải nổ lực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về tín dụng nhà nước trên địa bàn 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp; tìm kiếm, tiếp cận các dự án mới, các chủ đầu tư thuộc đối tượng vay vốn của Ngân hàng Phát triển nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển trên địa bàn. Với sự nổ lực hết sức mình của từng tập thể cán bộ công nhân viên. Thực hiện việc đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm, hỗ trợ cho các dự án trong những lĩnh vực khó khăn, cho vay tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn, bảo lãnh các doanh nghiệp vay vốn tại các Ngân hàng thương mại. Từ đó đã tạo

điều kiện hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của địa phương (giao thông, điện, nước, tôn nền vượt lũ, kênh cố hóa kênh mương…), hỗ trợ cho lĩnh vực giáo dục, y tế (Đầu tư ký túc xá sinh viên, bệnh viện…) hỗ trợ xuất khẩu góp phần chuyển dịch nền kinh tế của địa phương từ thuần nông sang phát triển công nghiệp, dịch vụ (các dự án chế biến hàng nông sản, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu…)

Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu góp phần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của vùng cũng như của Việt Nam ra thế giới; mang nguồn ngoại tệ đáng kể về cho địa phương: cụ thể đã đầu tư các dự án sản xuất, xuất khẩu cá da trơn, rau quả xuất khẩu… góp phần giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w