CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.7. Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động TDNN trong mô hình Ngân hàng Phát triển
2.7.1 Mô hình rất điển hình trên thế giới.
- Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) là mô hình rất năng động và thành công của một nước đang phát triển và dần trở thành một thế lực lớn trong nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đậm màu sắc Trung Quốc, đây là một nền kinh tế có rất nhiều điểm đặc trưng tương đồng với nền kinh tế của nước ta.
- Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) là mô hình điển hình của các nước cộng đồng kinh tế Châu Âu, mô hình NHPT nhà nước điển hình trong cái nôi của chủ nghĩa tư bản.
- Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) là mô hình gần như là hình mẫu của tất cả các NHPT, đã đạt độ phát triển cao nhất của một định chế phát triển trong môi trường thể chế, thị trường tài chính tiền tệ khá hoàn chỉnh của một nước phát triển hàng đầu thế giới.
Hoạt động TDNN tại các ngân hàng này rất hiệu quả là mô hình điển hình cho các Ngân hàng Phát triển trên thế giới. Các ngân hàng này đều được thành lập theo một Luật hay văn bản dạng Luật hoàn toàn riêng biệt cho phép không chịu sự ràng buộc và điều chỉnh của Luật ngân hàng chung. Đây là điểm mấu chốt quan trọng trong môi trường pháp lý hoạt động của NHPT. Luật đặc biệt này nhằm cho phép các NHPT nhận được sự ưu tiên, hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ, tránh được sự ràng buộc từ Luật ngân hàng chung nhưng rất cần thiết để NHPT hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong công tác TDNN có thể hiện thực hóa được các ưu tiên về chính sách của Chính phủ. Mặt khác, mặc dù không chịu sự tác động và điều chỉnh của Luật ngân hàng không có nghĩa là các hoạt động của NHPT không
tuân theo các chuẩn mực của hệ thống ngân hàng hay đi ngược lại các nguyên tắc thị trường. Luật thành lập các NHPT cũng đã tạo điều điều kiện cho các ngân hàng này tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của một ngân hàng và có một số nghĩa vụ được miễn trừ nhất định phù hợp với tính chất tài trợ chính sách (rủi ro cao và khả năng sinh lời thấp), cho phép các ngân hàng áp dụng các biện pháp quản trị chấp nhận rủi ro cao hơn mà các ngân hàng thương mại không thể có đựợc. Bên cạnh đó, việc không chịu sự điều chỉnh của Luật ngân hàng cũng là một cách để định hướng đảm bảo hoạt động của các NHPT này không theo mục đích thương mại và lợi nhuận và lấn sân sang lĩnh vực các ngân hàng thương mại đang hoạt động.
Việc ban hành các Luật, văn bản riêng để thành lập và hoạt động của các NHPT đã thể hiện tính chất đặc biệt của NHPT.
2.7.2. Phương thức thực hiện
2.7.2.1. Về huy động và điều hành nguồn vốn
- Trung Quốc đã thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước từ rất lâu. Hiện nay, cơ quan thực hiện việc tín dụng ĐTPT của Nhà nước là Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB), cơ quan thuộc Quốc vụ viện (thuộc Chính phủ). Đây là một dạng ngân hàng chính sách thực hiện cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án Nhà nước khuyến khích đầu tư và có thời gian thu hồi vốn dài. Nguồn vốn của CDB bao gồm vốn NSNN cấp, vốn ODA, vốn phát hành TPCP ở trong nước và quốc tế.
Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu ngân hàng của CDB phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Vào thời điểm thành lập, trái phiếu ngân hàng chưa thông dụng; các NHTM bị bắt buộc theo sự lãnh đạo của Ngân hàng Nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay trái phiếu này được coi là an toàn và trở thành sự lựa chọn dài hạn hấp dẫn đối với các NHTM. Dư nợ trái phiếu dài hạn nội địa đạt 437 tỷ NDT vào cuối năm 1998. Từ năm 1996 CDB đã bắt đầu phát hành trái phiếu nước ngoài. Hiện nay, CDB đã khá tự chủ và phát hành trái phiếu ngân hàng với độ tín nhiệm cao mà không cần Chính phủ bảo lãnh.
- Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là một trong 3 ngân hàng chính sách của Trung quốc với vốn điều lệ hiện nay là 5 tỷ nhân dân tệ, tổng tài sản gần
14,5 tỷ USD, cho vay lại vốn ODA khoảng 16,5 tỷ USD. Đảm nhận việc huy động vốn là Vụ kho quỹ với 20 cán bộ chuyên trách. Ngoài vốn điều lệ được Chính phủ cấp, nguồn vốn của Eximbank chủ yếu được huy động từ thị trường, trong đó hầu hết là huy động qua hình thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Tổng lượng trái phiếu phát hành hàng năm khoảng 4,4 tỷ USD, hầu hết đều thông qua hình thức đấu thầu, thực hiện theo cơ chế lãi suất thị trường. Khối lượng phát hành thực hiện theo kế hoạch năm của Ngân hàng trên cơ sở tổng mức được Bộ Tài chính cho phép. Trái phiếu phát hành ra quốc tế chủ yếu ở 3 loại tiền: USD, EURO, JPY. Sở dĩ hàng năm Eximbank phát hành được khối lượng trái phiếu lớn như vậy là do Eximbank có quyền chủ động quyết định lãi suất huy động, có tín nhiệm trong xếp hạng tín dụng khá tốt trên thị trường quốc tế và khả năng marketing quốc tế rất mạnh. Toàn bộ nguồn vốn đều do Trung ương huy động, quản lý và cấp cho Chi nhánh cho vay.
- Nhật Bản cũng có chính sách TDĐT và cơ quan thực hiện là Ngân hàng phát triển Nhật Bản (JDB). Đây cũng là một ngân hàng dạng chính sách do Bộ Tài chính quản lý nhằm cho vay các dự án ĐTPT cơ sở hạ tầng và những dự án nhà nước khuyến khích đầu tư và có thời gian thu hồi vốn dài. Thời gian đầu khi đang trong quá trình khôi phục lại cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế sau chiến tranh, nguồn vốn TDĐT tăng trưởng rất lớn. Đến giai đoạn có trình độ phát triển cao như hiện nay, Nhật Bản tập trung nguồn vốn cho vay của Nhà nước dưới hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu để tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. JDB vẫn duy trì hình thức một ngân hàng phát triển điển hình qua các hoạt động của nó, không giống như các ngân hàng phát triển khác ở các nước Đông Á, JDB không bao giờ tiến hành thương mại hóa. Các nguồn vốn của JDB vẫn không thay đổi do việc cung cấp ổn định các nguồn vốn dài hạn từ các quỹ tín thác của Chính phủ mà đã huy động được từ tiền gửi tiết kiệm bưu điện, quỹ phúc lợi, bảo hiểm nhân thọ bưu điện, v.v..., mặc dù từ năm 1960 huy động vốn một phần từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ.
- Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) là Ngân hàng chính sách của Chính phủ liên bang Đức với số vốn điều lệ là 3.750 triệu EUR, trong đó Chính phủ liên bang đóng góp 80% và 20% là của chính quyền các bang. KFW được sự bảo lãnh 100%
của Chính phủ Đức, với ưu thế là tổ chức tài chính của Nhà nước, là nhà phát hành chứng khoán hàng đầu của Châu Âu. Trung bình hàng năm KFW huy động khoảng 50 -55 tỷ EUR với mức lãi suất rất cạnh tranh.
2.7.2.2. Triển khai chính sách hỗ trợ
Ba ngân hàng này đều có 3 phương thức thực hiện cho vay TDNN rất khác nhau tùy theo đặc thù của mỗi nước nhưng đều có đặc thù là cho vay dự án nhưng thực chất là tài trợ (project financing) thông qua các khoản vay. Trong quá trình phát triển của các ngân hàng này, các dịch vụ của các ngân hàng này đã có sự thay đổi, đa dạng hóa nhưng không lấn sân sang các hoạt động ngân hàng thương mại như cho vay ngắn hạn hay cung cấp dịch vụ thanh toán cho các khách hàng, cá nhân. Hoạt động chính của các NHPT là cho vay TDNN trung và dài hạn. Các khoản cho vay chiếm khoảng 80-90% tổng tài sản của các ngân hàng này.
- Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước, hoạt động theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu với các hoạt động chính như sau:
+ Cung cấp tín dụng xuất nhập khẩu, bao gồm cả tín dụng người mua và tín dụng người bán cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Tín dụng người bán gồm 6 nhóm sản phẩm: công nghệ mới và cao, cơ khí - điện tử, máy và thiết bị toàn bộ, đầu tư ra nước ngoài, đóng tàu xuất khẩu và hợp đồng xây dựng ở nước ngoài. Tín dụng người mua gồm 4 nhóm sản phẩm: công nghệ mới và cao, cơ khí - điện tử, máy và thiết bị toàn bộ, đóng tàu. Chỉ thực hiện tín dụng người mua trung và dài hạn, cấp tín dụng ưu đãi cho người nước ngoài mua tư liệu sản xuất tại Trung Quốc.
+ Thực hiện cho vay lại vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc, Eximbank là tổ chức cho vay nhiều nhất trong 10 tổ chức của Trung Quốc đang thực hiện cho vay lại vốn ODA.
+ Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc viện trợ của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định ký với Chính phủ các nước đang phát triển.
+ Bảo lãnh để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu bao gồm: bảo lãnh TDĐT các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bảo lãnh tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán trả chậm, bảo lãnh hàng hải, bảo lãnh thanh toán phí hải quan.
Các hoạt động TDXK trên thực hiện theo hệ thống các nguyên tắc do Quốc vụ viện ban hành nhưng được chủ động hoàn toàn trong các hoạt động nghiệp vụ.
- Ngân hàng tái thiết Đức thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế xã hội và môi trường của CHLB Đức; (i) Thực hiện tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc cho vay vốn thành lập doanh nghiệp và vốn đầu tư thông thường, cho vay vốn hỗn hợp dưới dạng vốn cổ phần và vốn đầu tư dự án cho DN, góp vốn chủ sở hữu DN. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn; Lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ưu đãi nhưng thấp hơn lãi suất thương mại. (ii) Thực hiện nhiệm vụ tài trợ xuất khẩu, bao gồm: tài trợ xuất khẩu, tài trợ thương mại, tài trợ tài chính DN, tài trợ mua bán công ty, bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bao thanh toán.Với lợi thế là một tổ chức của Chính phủ nhưng hoạt động thương mại nên từ 01/01/2008 được tách ra tổ chức độc lập dưới hình thức công ty con của KFW và có đặc điểm khác KFW: không nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Chính phủ, huy động vốn trên thị trường với hệ số tín nhiệm độc lập, có nghĩa vụ nộp thuế và chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng, đối tượng cho vay rất rộng, bao gồm các ngành công nghiệp cơ bản, chế tạo, thương mại, nước, tái chế, truyền thông, viễn thông, tàu thủy, hàng không, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, công nghiệp xây dựng. Kênh tài trợ này của KFW được đánh giá là rất hiệu quả và uy tín. (iii) Hợp tác tài chính và tài trợ phát triển cho các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế thông qua các hình thức cho vay ODA và các khoản vay thúc đẩy. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ trợ cho các nước đang phát tiển và chuyển đổi thực hiện cải cách nền kinh tế một cách ổn định, xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường
xã hội và đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì hòa bình thế giới. Các lĩnh vực hỗ trợ bao gồm: hạ tầng kinh tế – xã hội, hệ thống tài chính và bảo vệ tài nguyên.
Đối với DBJ, việc cho vay được DBJ thực hiện trực tiếp thông qua mạng lưới các chi nhánh và trung ương. Tuy nhiên, các Chi nhánh của DBJ được tổ chức mang tính chất khu vực, có chức năng tập hợp thông tin và quảng bá hơn là chức năng cho vay trực tiếp. Do đó, việc xét duyệt cho vay tập trung vào hội sở chính và nguồn nhân lực cũng chủ yếu tập trung ở hội sở chính. Phương thức này được thể hiện rất rừ khi chỳng ta xem xột đến bộ mỏy tổ chức của DBJ và cú thể thấy có rất nhiều ban tín dụng tại hội sở chính và được phân theo ngành. Ngoài ra, DBJ còn có Trung tâm nghiên cứu chính sách và Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản là 2 đơn vị thực hiện việc điều tra, nghiên cứu chính sách chuyên sâu để đưa ra các đề xuất về chính sách cho vay đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Trong mô hình của DBJ, khối lượng công việc chủ yếu tập trung vào hội sở chính. DBJ cũng không khác hai ngân hàng trên, cũng là ngân hàng tạo lập nên thị trường cho vay trung và dài hạn ngay từ ban đầu khi tái thiết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai. Nhờ vào tín dụng dài hạn của DBJ, một loạt các ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản như đóng tàu, năng lượng, sắt thép đã được khôi phục và phát triển thành những tập đoàn hàng đầu thế giới. Sau khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định, các lĩnh vực này đều do các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay và DBJ chuyển sang cho vay nhằm hỗ trợ phát triển các vùng nhằm phát triển đều, cho vay đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phương thức cho vay của DBJ chủ yếu là hợp vốn với các ngân hàng thương mại trong đó, DBJ cho vay đối với các hạng mục rủi ro nhất và kém sinh lời nhất trong một dự án.
Bằng cách này, DBJ đã dùng tín dụng phát triển để làm chất xúc tác, làm vốn mồi để các ngân hàng thương mại cùng tham gia đầu tư các dự án trong lĩnh vực mới, có khả năng sinh lời thấp.
Khi xem xét bản chất hoạt động TDNN chúng ta có thể thấy một tính chất hết sức đặc biệt nữa của các NHPT để phân biệt với các ngân hàng thương mại
đấy chính là vai trò của TDNN trong các NHPT. Hệ thống ngân hàng có vai trò nhiệm vụ chính là thực hiện chính sách tiền tệ, trong khi đó, các NHPT không thực hiện chính sách tiền tệ mà thông qua hoạt động TDNN thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp, các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược ngành cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Định hướng hoạt động TDNN của các NHPT được điều chỉnh bởi các kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn của Chính phủ. Do đó, tín dụng do các NHPT cung cấp cho nền kinh tế là tín dụng trung và dài hạn, đồng thời, lãi suất cho vay cũng được xác định trong trung và dài hạn, và mức lãi suất dù có xác định theo cơ chế thị trường những vẫn ở một mức hợp lý, phản ánh đúng mức độ hỗ trợ và ưu đãi quy định trong các chính sách của Chính phủ. Hay nói cách khác, khi xem xét phương thức hoạt động TDNN của các NHPT, chúng ta có thể khẳng định NHPT là công cụ tài trợ thị trường của Chính phủ để thực hiện chính sách phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế song song với công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là các ngân hàng thương mại.
Như chúng ta đã biết, NHPT là công cụ để thực hiện các chính sách phát triển ngành của chính phủ. Các lĩnh vực cho vay và các khoản cho vay của NHPT phản ánh mức độ ưu tiên trong các chính sách của Chính phủ đối với từng ngành.
Do vậy, các chính sách phát triển ngành rất quan trọng trong hoạt động của các NHPT, các NHPT dựa vào các chính sách phát triển ngành để xác định kế hoạch hoạt động trung và dài hạn. Ngược lại, hoạt động cho vay của NHPT hỗ trợ và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách phát triển ngành này không do bản thân các NHPT ban hành mà do Chính phủ ban hành trên cơ sở sự tham mưu của các bộ chuyên ngành. Do đó, trên thực tế hoạt động của NHPT chịu sự quản lý gián tiếp của các bộ chuyên ngành quan trọng như công nghiệp, thương mại… Mối quan hệ giữa NHPT với các bộ này là mối quan hệ tương hỗ. Các ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng xây dựng nên cơ sở dữ liệu ngành để thực hiện tư vấn chính sách cho các bộ ngành và ngược lại, chính sách của các bộ ngành tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NHPT được thúc đẩy.