Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 115 - 119)

PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐỒNG THÁP – AN GIANG

4.3. Một số kiến nghị

Để có thể triển khai đồng bộ được các giải pháp nêu trên đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh xem xét:

- Về lãi suất cho vay: Quy định hiện tại theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP chưa tạo được thế chủ động cho NHPT trong việc quyết định lãi suất cho vay, do đó hạn chế sự linh hoạt trước diễn biến của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn khủng hoảng như từ năm 2008 đến nay.

+ Lãi suất cho vay TDĐT: Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn kịp thời việc xác định các thành phần cấu thành lãi suất cho vay như: xác định mức chi phí hoạt động của NHPT và phương pháp tính toán lãi suất bình quân các nguồn vốn của NHPT; hướng dẫn về việc áp dụng lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng. Qui

định lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân thì lãi suất mới tại lần giải ngân mới có áp dụng cho toàn bộ dư nợ của các khoản giải ngân được áp dụng không thay đổi cho khoản giải ngân đó trong suất thời gian kể từ khi giải ngân đến khi trả nợ?

+ Lãi suất cho vay TDXK: Đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước có hướng dẫn xác định tiêu chí “phù hợp với lãi suất thị trường” theo qui định tại Nghị định 75.

- Các vấn đề liên quan đến nhà nhập khẩu vay vốn TDXK: Do đồng tiền mà NHPT được phép cho vay chỉ là Việt Nam đồng. Do vậy, Đề nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về việc cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài để đảm bảo an toàn ngoại hối và việc thực hiện các dịch vụ ngoại hối.

Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT xem xét, hỗ trợ NHPT đẩy nhanh tiến độ thu hồi và xử lý nợ vay đối với các khoản vay, dự án đầu tư do ngân sách các cấp trực tiếp vay, trả nợ hoặc bảo lãnh trả nợ vay.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn TDNN, tạo thuận lợi cho Chi nhánh NHPT trong quá trình hoạt động TDNN, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành và NHPT Việt Nam như sau:

+ Đối với tín dụng đầu tư: Đề nghị bổ sung nhóm dự án đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt, bến, cảng... vì thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu đầu tư các dựa án này là rất lớn và cấp bách đối với nền kinh tế; hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các dự án này là không cao và thời gian thu hồi vốn kéo dài, nếu không được hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng nhà nước sẽ hạn chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

+ Đối với TDXK: Để phù hợp với các Hợp đồng xuất khẩu, đề nghị cho phép kéo dài thời hạn cho vay TDXK là 24 tháng. Cho phép chi nhánh NHPT linh hoạt trong việc giải ngân, thu nợ bằng VNĐ và bằng ngoại tệ, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, vừa tránh được rủi ro về tỷ giá, đặc biệt đối với khoản cho vay xuất khẩu sang Cu Ba, Nga.

- Xử lý nợ và bảo đảm tiền vay: đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục

nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các TCTD, đặc biệt đối với các cơ quan cho vay mang tính đặc thù như NHPT.

Chính phủ cho phép NHPT được tham gia cơ cấu lại vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, như chuyển nợ vay thành vốn góp và tham gia điều hành trong doanh nghiệp cổ phần hóa để có điều kiện tốt nhất giám sát vốn TDNN đã cho DN vay .

Ngoài ra, để đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động của NHPT,đề nghị bổ sung vào Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chương điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của NHPT để xác lập địa vị pháp lý đầy đủ của NHPT.

Hiện tại, NHPT hoạt động theo Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong một đến hai năm đầu là phù hợp, do đây là mô hình mới với Việt Nam nhưng về lâu dài cần được điều chỉnh bởi những quy định pháp lý cao hơn để đồng bộ với vận hành của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

- Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn : vì hiện nay các thủ tục vay vốn tín dụng nhà nước của tất cả các thành phần kinh tế đều qui định bắt buộc như trình tự thủ tục xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách gây cho chủ đầu tư mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Vì vậy kiến nghị NHPT Việt Nam nghiên cứu và xóa bỏ các thủ tục bất hợp lý nhằm đảy nhanh quá trình thẩm định dự án trước khi cho vay.

- Phân cấp, phân quyền nhiều hơn nửa cho Chi nhánh để thực hiện việc hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước kịp thời cho khách hàng vì hiện nay toàn bộ việc thẩm định quyết định cho vay đều tập trung tại HSC nên nhiều lúc để 1 dự án được NHPT duyệt cho vay rất mất nhiều thời gian và công sức.

- Khẩn trương xin phép Ngân hàng Nhà nước cho tham gia công tác thanh toán quốc tế nhất là trong điều kiện hiện nay NHPT cho vay TDXK mà không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng vay vốn là điều cực kỳ nguy hiểm và rủi

ro cao.

Đối với chính quyền địa phương 02 tỉnh An Giang, Đồng Tháp:

Chi nhánh NHPT được thành lập tại các địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội trên dịa bàn tỉnh. Vì vậy Chính quyền địa phương nên có những chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp được vay vốn TDNN hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn trong việc hoàn thiện các thủ tục vay vốn mà NHPT qui định. Tạo điều kiện giao đât hoặc cho thuê đất giá ưu đãi, các thủ tục về tài nguyên môi trường…,

Tóm lại, trên cơ sở một số định hướng chính sách đầu tư của Đảng và Chính phủ giai đoạn 2010-2020, phương hướng đổi mới hoạt động TDNN của NHPT trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDNN của NHPT trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.

Hoạt động TDNN chỉ thực sự đem lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w