PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐỒNG THÁP – AN GIANG
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay vốn TDNN của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển
khu vực Đồng Tháp – An Giang.
4.2.1. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư theo chính sách trọng điểm của chính quyền địa phương nhằm góp phần tăng trưởng các ngành, khu vực quan trọng của Nhà nước
Để tín dụng nhà nước phát huy được tác dụng tích cực là công cụ để điều
tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân trên địa bàn 02 tỉnh, thì việc xác định đối tượng cho vay phải rất linh hoạt và bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, bên cạnh các nguồn vốn khác, nguồn vốn TDNN vẫn sẽ là một kênh tín dụng quan trọng tạo “vốn mồi” hỗ trợ cho các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, chính sách TDĐT cần tập trung cho các dự án đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn của khu vực, quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, danh mục các đối tượng ưu đãi cần được rà soát điều chỉnh nhằm khai thác tối đa lợi thế về nguồn lực, vị trí, tiềm năng của Việt Nam nhưng đảm bảo hỗ trợ đúng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn và hiệu quả của dự án; đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2010-2020. Vốn tín dụng của Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản cần hướng vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, có tính chất lan tỏa, tạo đà, tạo sức bật cho sự phát triển của nền kinh tế hoặc những ngành nghề, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu mà lợi nhuận ít doanh nghiệp tư nhân không làm nhưng lại rất cần thiết cho tiêu dùng thiết yếu, dân sinh trong xã hội.
- Tiếp tục cho vay các dự án trọng yếu theo mục tiêu ưu tiên của Chính phủ cho khu vực Đồng Tháp – An Giang như: Tôn nền vượt lũ, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, làng nghề truyền thống … Tuyệt đối không đầu tư vào lĩnh vực kinh tế mà thành phần kinh tế tư nhân đang làm tốt và có hiệu quả, để tránh triệt tiêu sự cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Đầu tư phát triển những ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm: cơ khí đóng tàu sông, xà lan, chế tạo máy và thiết bị đồng bộ, cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn; các ngành công nghệ cao; hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp;
+ Công nghiệp chế biến;
+ Một số dự án trọng điểm quốc gia có quy mô đầu tư lớn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: Các công trình giao thông có thu
hồi vốn trực tiếp, năng lượng, cấp nước, cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị...;
+ Phát triển các ngành nghề mới, công nghệ mới; Ngành công nghiệp phụ trợ…
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn: trồng rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp dài ngày; các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn và miền núi; hạ tầng nông thôn (kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề...);
+ Phát triển các vùng, miền có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
+ Xã hội hoá y tế, giáo dục và thể dục thể thao (bệnh viện, trường học, trường dạy nghề, cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh...); Các dự án môi trường như hệ thống cấp thoát nước đô thị và xử lý rác thải khu công nghiệp, hệ thống xử lý rác thải tập trung cho khu đô thị đặt ở ngoại vi;
Trong các đối tượng trên, cần tập trung ưu tiên cho các dự án đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn của đất nước.
4.2.2. Hoàn thiện hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu phải đặt trong sự tuân thủ các cam kết ràng buộc khi hội nhập quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều bất ổn, thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng gay gắt…. thì việc hoàn thiện công tác cho vay tín dụng xuất khẩu đòi hỏi chi nhánh phải thực hiện một cách khoa học và đúng đắn như sau :
- Danh mục mặt hàng thuộc đối tượng hưởng chính sách TDXK của Nhà nước phải ổn định có thời gian ít nhất là 05 năm, nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất và có thời gian chuyển đổi sản xuất sang mặt hàng mới. Với đặc điểm kinh tế thuần nông chi nhánh kiến nghị Chính phủ đưa mặt hàng gạo vào đối tượng hưởng chính sach TDXK của Nhà nước nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và mang nguồn ngoại tệ cho 02 tỉnh.
- Điều chỉnh lãi suất cho vay: Xét về bản chất thì lãi suất tín dụng xuất khẩu của Nhà nước vẫn hấp dẫn hơn so với lãi suất của các NHTM, nhưng do các NHTM được chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, còn cơ chế điều chỉnh lãi suất TDXK của Nhà nước phải thông qua Bộ tài chính nên việc điều chỉnh lãi suất cho vay TDXK của Nhà nước bao giờ cũng có “độ trễ” nhất định. Vì vậy Chi nhánh phải phối hợp với UBND các tỉnh có những đề xuất với NHPT Việt Nam, Bột tài chính và Chính Phủ đề xuất điều chỉnh lãi suất TDXK của Nhà nước một các kịp thời. Ngoài ra Chi nhánh nên nghiên cứu đề xuất với Hội sở chính có chính sách lãi suất theo từng khách hàng nhằm từng bước có cơ chế lãi suất linh hoạt nhằm giữ chân khách hàng lớn, uy tín trên thị trường.
- Tài sản đảm bảo tiền vay: Với sự biến động về kinh tế trong và ngoài nước trong thời gian gần đây làm cho hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp bị tạm ngưng hoạt động hay phá sản.
Vì vậy để an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, Chi nhánh cần yêu cầu các doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay và nâng dần mức tỷ lệ đảm bảo lên 100% dư nợ vay.
Mặt khác, khi gia nhập WTO chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ của khu vực và thế giới. Để tuân thủ các nguyên tắc trên đòi hỏi đối tượng TDNN phải có những điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với loại đối tượng hưởng trợ cấp cần từng bước giảm dần sự hỗ trợ từ NSNN bằng cách điều chỉnh lãi suất cho vay tiếp cận với lãi suất thị trường;
chuyển dần từ ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện, thời hạn và mức vốn vay. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ gián tiếp, không bị cấm theo quy định của WTO như gói hỗ trợ lãi suất. Cần phân loại cụ thể từng loại đối tượng, dự án để xác định hình thức, mức độ hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể:
- Đối tượng là các dự án sản xuất các mặt hàng công nghiệp có tiềm năng xuất khẩu lớn, giá trị gia tăng và công nghệ cao như: cơ khí chế tạo, điện tử máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ thực phẩm chế biến ..., các mặt hàng nông sản xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế; các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm ngành nghề truyền thống: gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ ... Đối với nhóm này, sau thời hạn được phép duy trì các hình thức hỗ trợ như hiện nay, để thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam, cần có sự hỗ trợ nhiều hơn của Nhà nước bằng các phương thức phù hợp với quy định của WTO. Các đối tượng này có thể vay vốn TDNN của Nhà nước với lãi suất thị trường để bổ sung nguồn vốn lưu động sản xuất hàng xuất khẩu hoặc đầu tư xây dựng các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp này sẽ được thể hiện thông qua các hình thức như: điều kiện vay vốn, thời hạn và mức vay; hỗ trợ xúc tiến các hoạt động maketing; đơn giản hóa thủ tục hành chính ...Ngoài các hình thức vay vốn trực tiếp, các đối tượng này còn dược hưởng các hình thức hỗ trợ gián tiếp khác của Nhà nước như bảo lãnh, bảo hiểm TDXK, cho vay người mua, ...
- Đối tượng thuộc nhóm các ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm: cơ khí, điện tử, tin học, các ngành công nghệ cao, hóa dầu, phân bón, hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp; công nghiệp chế biến và một số dự án trọng điểm quốc gia có thể được áp dụng cả hình thức hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, không hạn chế về thời gian hỗ trợ. Riêng đối với hình thức hỗ trợ trực tiếp (vay với lãi suất thấp, hỗ trợ sau đầu tư) cần thận trọng và phải được kiểm soát thường xuyên mức độ hỗ trợ để tránh bị kiện hoặc bị áp dụng các biện pháp đối kháng khi sản phẩm của nhóm này xuất khẩu sang các nước thành viên WTO hoặc dùng để thay thế hàng nhập khẩu (vì có thể gây phương hại đến sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các nước thành viên khác).
Đối tượng thuộc nhóm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển các ngành nghề mới, công nghệ mới ...; phát triển nông thôn, các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; xã hội hóa y tế và giáo dục ... được coi là hỗ trợ vì mục đích phát triển, không bị cấm theo quy định của WTO. Vì vậy, đối với các ngành, dự án đầu tư thuộc nhóm này được tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hỗ trợ dưới mọi hình thức. Mức hỗ trợ và thời hạn hỗ trợ được điều chỉnh phù hợp với từng loại hình dự án và địa điểm đầu tư. Đặc biệt đối với
các ngành nghề mới, sản phẩm mới, các dự án đầu tư vào vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn có mức độ rủi ro cao vẫn có thể áp dụng cơ chế ưu đãi hơn về lãi suất và hỗ trợ sau đầu tư phụ thuộc vào tính chất của từng dự án và tiềm lực tài chính của Nhà nước.
Việc điều chỉnh chính sách TDNN của Nhà nước phù hợp các quy định của WTO là cần thiết, tuy nhiên không nên có những thay đổi ngay lập tức mà phải điều chỉnh dần theo lộ trình và các cam kết hội nhập. Trong thời gian đầu gia nhập WTO, tận dụng thời cơ trước thời điểm thực hiện các cam kết cần tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các đối tượng, các mặt hàng xuất khẩu theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ quy định; tiếp tục hỗ trợ các đối tượng, dự án đầu tư đang được thực hiện, tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, các dự án chuyển tiếp để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là các dự án được hỗ trợ đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
4.2.3. Hoàn thiện công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và thực hiện thanh toán quốc tế
Theo quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPTVN có quy định NHPTVN được “cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPTVN theo quy định của pháp luật”. Như vậy là về mặt pháp lý NHPTVN đã có đầy đủ cơ sở để cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho khách hàng của mình.
- Hoàn thiện công tác thanh toán trực tiếp:
Chi nhánh cũng đã triển khai công tác thanh toán trực tiếp cho khác hàng một phần nào đó cũng đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng, trong thời gian tới công tác toán trực tiếp cần được hoàn thiện hơn nhằm tạo sự thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hang, hệ thống thanh toán được mở rộng tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch. Quy trình xử lý nghiệp vụ được hoàn thiện theo hướng phục vụ “một cửa” bằng việc xây dựng các mô hình về thu
chi tiền mặt, mụ hỡnh thanh toỏn chuyển khoản, với việc quy định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng công tác thanh toán nội bộ cũng như thanh toán cho khách hàng, nhằm tạo điều kiện luân chuyển vốn được kịp thời, chi nhánh cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Hiện đại hóa công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ thanh toán.
+ Xây dựng cơ chế sử dụng vốn và quản lý nguồn vốn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Chú trọng việc đào tạo và phát triển con người để có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên ngành tài chính ngân hàng, nắm bắt các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vận dụng trong thực tiển hoạt động.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng công tác điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống thanh toán ngang tầm với trình độ hiện đại công nghệ.
-Triển khai thanh toán quốc tế:
Với việc triển khai công tác thanh toán quốc tế vừa đáp ứng nhu cấu của khách hàng vừa phục vụ cho chi nhánh trong công tác quản lý và thu hồi nợ, nâng dần vị thế về tài trợ xuất khẩu của chi nhánh trong thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
4.2.4. Đổi mới tư duy, lề lối, tác phong làm việc
Một khi vấn đề ưu đãi về mặt lãi xuất được thu hẹp dần thì việc nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng đến với chi nhánh là rất cần thiết và quan trọng. Trong đó vấn đề đầu tiên là việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc và thái độ phục vụ khách hàng là cực kỳ quan trọng. Không để xảy ra hiện tượng quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho khách hàng. Kiên quyết xử lý những cá nhân, bộ phận trong đơn vị vi phạm các quy định của NHPTVN và của chi nhánh, các hành vi vi phạm pháp luật. Cần đưa cán bộ viên chức tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng giao tiếp; qui định về ứng xử trong giao tiếp với
khách hàng, xây dựng tiêu chuẩn cơ quan văn hóa…
4.2.5. Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát - Nâng cao chất lượng thẩm định
Chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, trình độ, kinh nghiệm và sự nhạy bén của người cán bộ thẩm định. Khi thẩm định hồ sơ vay vốn, bên cạnh các mặt quan trọng cần thẩm định như uy tín, năng lực, kinh nghiệm của khách hàng, quy mô của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của danh nghiệp, xu hướng thị trường , tình hình tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh,… đòi hỏi người cán bộ làm thẩm định còn phải am hiểu hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các điều kiện , điều khoản kinh doanh trong thương mại trong nước và quốc tế, tập quán kinh doanh quốc tế, vận tải giao nhận hàng hóa, thanh toán quốc tế,… Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định chi nhánh cần không ngừng huấn luyện, tập huấn nâng cao kiến thúc về nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, kết hợp sự hoạt động của hệ thống thông tin quản trị tín dụng để nâng cao chất lượng thẩm định.
- Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay
Giỏm sỏt theo dừi chặt chẽ quỏ trỡnh trước và sau giải ngõn về việc sử dụng vốn vay của khỏch hàng. Chi nhỏnh cần kiềm tra, theo dừi sỏt sao tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn thu cùa đơn vị để đảm bảo thu hồi nợ đẩy đủ, kịp thời. Cần kết hợp với việc kiểm tra thực tế công tác cho vay tại Chi nhánh, việc theo dừi thụng tin về tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị vay vốn để người đứng đầu có thể kịp thời đưa quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong thực hiện nghiệp vụ của chi nhánh. Việc kiểm tra cần được tăng cường hơn để đảm bảo thu hồi nợ vay khi xu hướng đối tượng cho vay bị thu hẹp và lãi xuất cho vay đang trên đà tiệm cận với lãi suất thị trường. Phối hợp với Ngân hàng thanh toán thực hiện cam kết trả nợ cho chi nhánh ngay khi tiền thu về.
- Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ