Thực trạng hoạt động TDNN của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 69 - 85)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

3.2. Thực trạng hoạt động TDNN của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

3.2. Thực trạng hoạt động TDNN của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang

3.2.1. Tình hình tiếp nhận và huy động vốn

Việc huy động vốn là một nhiệm vụ rất quan trọng mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho Chi nhánh để đảm bảo nguồn vốn trong công tác cho vay, Huy động cũng là là yếu tố quyết định đối với hoạt động của Chi nhánh. Chính vì vậy Chi nhánh NHPT khu vực Đồng Tháp – An Giang luôn coi trọng công tác huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Hội sở chính giao.

Cụ thể tình hình tiếp nhận và huy động vốn của chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHPT KV Đồng Tháp – An Giang qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số

huy động Số dư Doanh số

huy động Số dư Doanh số

huy động Số dư Nguồn vốn huy

động trong nước 1.407.496 229.867 1.849.488 221.788 1.352.883 180.337 (Nguồn: Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang)

Nhìn chung công tác huy động vốn tại Chi nhánh là rất khó khăn, nguyên nhân chính là việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và kỳ phiếu, huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi Bảo hiểm Xã hội, Điện lực, các nguồn vốn ủy thác, cho vay lại của nước ngoài đều do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện. Chi nhánh chỉ được phép huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước nên việc huy động được là hết sức khó khăn vì nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động của Ngân hàng Phát triển là khá thấp so với các Ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, tại Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang trong những năm qua cũng đã cố gắng thực hiện việc huy động và tiếp nhận các nguồn vốn do NHPT Việt Nam giao. Việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn đều phải tập trung về Hội sở Chính (HSC) để quản lý tập trung và điều tiết cho toàn ngành, tuy nhiên nguồn vốn huy động ngày càng khó khăn và bộc lộ sự thiếu bền vững. Cụ thể là:

Nhìn vào bảng tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang trên ta thấy nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế

trong nước là chủ yếu. Nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi của khách hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu dùng để thế chấp cho các khoản vay và một số tiền gửi thanh toán của các khách hàng có giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Phát triển. Các nguồn vốn này thường là có kỳ hạn ngắn tối đa là 1 năm.

Hiện nay tại chi nhánh việc huy động vốn chủ yếu theo chỉ tiêu của HSC giao, bản thân chi nhánh chưa thể cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay nhất là các dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn lâu. Nguồn vốn sử dụng tại Chi nhánh chủ yếu là do HSC hỗ trợ.

Vốn huy động tại Chi nhánh chủ yếu là huy động từ tiền gửi của các khách hàng đang vay vốn tại NHPT, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức bên ngoài rất hạn chế. Điều này khiến nguồn vốn huy động không ổn định (thường xuyên rút vốn trước hạn), quy mô hạn chế.

Vốn huy động bằng ngoại tệ: Mặc dù nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của hệ thống tương đối lớn nhưng khả năng huy động các nguồn vốn tại chi nhánh là không thể (đặc biệt là vốn trung và dài hạn).

Vốn huy động từ các tổ chức nước ngoài mặc dù đã được triển khai nhưng tại chi nhánh chưa có cơ chế huy động trực tiếp từ nước ngoài.

Qua số liệu thống kế trên ta có thể tính toán để thấy được hiệu quả huy động và quản lý vốn vay tại chi nhánh như thế nào.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 là giảm nhưng mức độ giảm chưa đáng kể. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2013 so với năm 2012 lại tiếp tục giảm với đà giảm nhanh hơn. Nguyên nhân trong các năm qua Chi nhánh đã xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp vay vốn bằng tài sản đảm bảo tiền vay (tiền gửi dùng để thế chấp).

3.2.2. Hoạt động Tín dụng đầu tư:

Nền kinh tế của Việt Nam năm 2013 tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện, những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt, nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy

cơ bất lợi. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm yếu. Do đó, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực đó.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với chủ trương, giải pháp kịp thời của Chính phủ thông qua nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013; cũng như sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã và đang nỗ lực phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu vượt qua những cam go mà nền kinh tế đang phải đối mặt.

Tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tiếp tục gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ chưa khả quan, giá cá tra trên thị trường đang ở mức thấp, trong khi giá thức ăn vẫn ở mức cao. Nếu tình hình kéo dài, khả năng các hộ nuôi nhỏ lẻ sẽ

không trụ được.

Kim ngạch xuất khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Gạo xuất 250 ngàn tấn, tương đương 107,5 triệu USD; Giá xuất bình quân gạo 5% tấm 375- 385 USD/tấn; gạo 25% tấm 340-350 USD/tấn; Thị trường xuất khẩu 49 nước.

Thủy sản xuất 102 ngàn tấn, tương đương 252 triệu USD; Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.550 USD/tấn; Thị trường xuất trực tiếp qua 78 nước, trong đó thị trường Châu Mỹ (14 nước) chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; Châu Âu (23 nước) chiếm 17%.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp có tác động không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp - An Giang về công tác huy động vốn, cho vay, thu nợ vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu,... Đặc biệt là trong công tác thu nợ các chương trình mục tiêu của Chính phủ: chương trình KCHKM, Tôn nền vượt lũ, cũng như các dự án an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã có mối quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương và các sở, ban ngành trên địa bàn để góp phần thuận lợi trong việc thực

hiện nhiệm vụ năm 2013.

Tín dụng đầu tư là hoạt động chủ yếu của NHPT chiếm khoảng 50 % tổng dư nợ hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang.

Tình hình triển khai hoạt động này như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp hoạt động tín dụng đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Giải ngân 517.411 210.316 270.000

Thu nợ gốc 280.029 228.108 187.232

Dư nợ 1.920.797 1.903.005 1.985.773

Dư nợ quá hạn 94.796 143.670 241.087

Thu nợ lãi 49.620 26.259 23.897

Lãi đến hạn chưa trả đến 31/12 năm báo cáo

9.215 23.640 24.618

(Nguồn: Báo cáo năm 2011, 2012, 2013 Chi nhánh NHPTKV Đồng Tháp- An Giang).

Do biến động của thị trường tài chính, tiền tệ ảnh hưởng từ năm 2008 đến năm 2011 công tác tín dụng nhà nước thực hiện theo hướng thắt chặt tiền tệ, bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; sau đó thực hiện chính sách kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Đây cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của

năm 2012 so với năm 2011 là không tăng mà còn suy giảm tăng trưởng tín dụng vì trong giai đoạn này Chi nhánh chủ yếu giải ngân các dự án tôn nền vượt lũ và chương trình kiên cố hóa kênh mương theo chỉ đạo của Chính phủ, các dự án còn lại do tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp nên tiến độ thực hiện rất chậm nên việc giải ngân là rất nhỏ giọt.

Để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, NHPT đã phối hợp với các Bộ, ngành và chỉ đạo Chi nhánh thực hiện rà soát các dự án nhằm đảm bảo tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đầu tư đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều ngân hàng thương mại không giải ngân được theo hợp đồng tín dụng, Chi nhánh NHPT KV Đồng Tháp – An Giang vẫn đảm bảo vốn theo cam kết nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt tập trung vào các đối tượng ưu tiên đã được xác định. Đã hỗ trợ vốn để hoàn thành các dự án đầu tư các khu dân cư tôn nền vượt lũ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, thực hiện chủ trương kích cầu, Chi nhánh đã có các biện pháp tạo điều kiện tín dụng cho khách hàng về bảo đảm tiền vay, nâng mức tạm ứng vốn, linh hoạt về hình thức hỗ trợ... Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thiếu vốn sản xuất kinh doanh, NHPT cũng đã thí điểm hình thức cho vay ngắn hạn đối với các dự án đang vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT. Trong một thời gian ngắn triển khai cho vay thí điểm đã phát huy hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp, tăng cường phát huy công suất của các dự án, góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà từ năm 2011 đến năm 2013 tại Chi nhánh không có phát sinh thêm dự án cho vay tín dụng đầu tư nào, Chi nhánh chủ yếu tập trung cho công tác thu hồi nợ vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư năm 2011 như sau: Giải ngân: 517.411 triệu

đồng đạt 100% kế hoạch. Thu nợ gốc: 280.029 triệu đồng đạt 60% kế hoạch. Thu nợ lãi: 49.620 triệu đồng, đạt 84% kế hoạch, nợ gốc quá hạn 94.796 triệu đồng chiếm 4.9% dư nợ; năm 2012. Dư nợ: 1.903.005 triệu đồng. Giảm tăng trưởng cho vay tín dụng đầu tư -9.2% so với 31/12/2011, thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành (8.6%) do Chi nhánh không thể phát triển thêm khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư; Nợ gốc quá hạn 143.670 triệu đồng, chiếm 7,5% dư nợ. Tuy nhiên, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào: các dự án xã hội hóa giáo dục: Ký túc xá sinh viên Đại học An Giang, lò giết mổ gia cầm, gia súc tập trung. Lãi quá hạn 23.640 triệu đồng chủ yếu là các dự án trên.

Hiệu quả mà chi nhánh đạt được trong hoạt động cho vay vốn TDNN là đã đáp ứng vốn cho các dự án để thực hiện đầu tư các dự án thuộc đối tượng được Chính phủ khuyến khích, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ.

Thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc tại văn bản số 305/NHPT- CĐKH ngày 31/01/2013, các Thông báo kết luận, các văn bản chỉ đạo điều hành, Chi nhánh NHPT khu vực Đồng Tháp - An Giang đã thành lập tổ xử lý thu hồi nợ, hàng tuần đều họp hội ý, tìm hiểu phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng dự án, khoản vay để có hướng xử lý cho phù hợp: như đôn đốc thu nợ đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, xem xét trình HSC (cơ cấu nợ đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn theo Nghị quyết 02/NQ-CP; xử lý tài sản đối với doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, không còn khả năng tiếp tục trả nợ cho NHPT;

khởi kiện đối với doanh nghiệp có biểu hiện chây ỳ, không hợp tác…). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xử lý, thu hồi nợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khoản thu nợ từ nguồn vốn ngân sách (chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 57,2%), các dự án xử lý bán tài sản để thu hồi nợ, dự án ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh không có nguồn thu để trả nợ. Cụ thể:

- Khoản nợ vay Chương trình tôn nền vượt lũ thu từ ngân sách tỉnh Đồng Tháp và An Giang: ngân sách tỉnh gặp khó khăn do chưa thu được tiền bán nền của người dân Cụm tuyến dân cư vùng vượt lũ trên địa bàn 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Trong khi nhiệm vụ TW giao cho Chi nhánh đối với chương trình này

rất lớn (221.766 triệu đồng/387.770 triệu đồng, chiếm 57,2%KH), đã thực hiện thu trong năm 2013 được 5.815 triệu đồng nên số nợ còn phải thu trong năm 2013 là 215.951 triệu đồng (An Giang: 64.423 triệu đồng, Đồng Tháp: 151.528 triệu đồng). Hiện nay, do ngân sách không thu được tiền từ người dân và cũng không thể bố trí được nguồn vốn khác để trả nợ cho NHPT. Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho gia hạn thời gian trả nợ sang năm 2014.

- Đối với khoản nợ quá hạn và lãi treo theo hợp đồng tín dụng của 2 dự án đã ngừng hoạt động, không có nguồn thu để trả nợ và NHPT không giao nhiệm vụ thu nợ tối thiểu:

+ DAĐT đóng mới 02 tàu vận tải sông trọng tải 2.400 tấn của Công ty TNHH Nguyễn Lộc An: nợ gốc 2.580 triệu đồng; nợ lãi 3.659 triệu đồng. Dự án này TW đã có văn bản chấp nhận chuyển đổi chủ đầu tư và cơ cấu nợ.

+ DAĐT Nhà máy giết mổ công nghiệp và chế biến gia cầm, thủy cầm của Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ: nợ gốc 19.496 triệu đồng; nợ lãi 13.956 triệu đồng. Dự án này TW đang xem xét cơ cấu nợ và hỗ trợ cho vay vốn lưu động để Doanh nghiệp phục hồi sản xuất có nguồn thu trả nợ cho NHPT.

Sơ đồ 3.5. Cơ cấu cho vay đầu tư theo các ngành kinh tế chủ yếu đến 31/12/2013

(Nguồn: Báo cáo cho vay năm 2013 Chi nhánh NHPTKV Đồng Tháp- An Giang).

Như vậy, Các dự án tôn nền vượt lũ thuộc chương trình đặc biệt của chính phủ đang chiếm dư nợ cao nhất tại Chi nhánh NHPT KV Đồng Tháp – An Giang (62,67%), tiếp sau đó là các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương (23,21%), kế sau đó là các dự án chế biến (10,46%). Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Có những thế mạnh của một nước nông nghiệp và một nước có ngành thủy sản phát triển, Nông nghiệp và thủy sản là hai ngành chủ đạo trong chiến lược xuất khẩu của nước ta, việc cho vay để tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế được NHPTVN áp dụng hình thức cho vay xuất khẩu hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đưa sản phẩm đến với thị trường quốc tế.

Sơ đồ 3.6. Cơ cấu cho vay đầu tư theo loại hình doanh nghiệp đến 31/12/2013 (nguồn: Báo cáo quyết toán 2013 Chi nhánh NHPTKV ĐT-AG)

Đối tượng phục vụ của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang chủ yếu là Ngân sách UBND tỉnh phục vụ cho các công trình tôn nền vượt lũ và kiên cố hóa kênh mương chiếm 85%; tiếp đến là các công ty cổ phần tư nhân với khoảng 14% số vốn cho vay dành cho các doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc cho vay các dự án đặc biệt của chính phủ thường có quy mô lớn với tổng mức đầu tư lớn nên số vốn cho vay của chi nhánh cũng khá lớn. Ngược lại, nhóm doanh nghiệp CP tư nhân với quy mô vốn ít, đảm nhận những dự án nhỏ nên mức cho vay của Chi nhánh cũng nhỏ

chiếm khoản 14%; đối với loại hình doanh nghiệp khác số vốn cho vay chiếm 1%

gồm có loại hình công ty CP nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Có thể khẳng định, kinh tế tư nhân đã dần thay thế kinh tế Nhà nước và phát huy hết tiềm năng của mình mà còn đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Lý do là các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam thường có tiềm lực nhỏ không tương xứng với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô vốn lớn, thời gian đầu tư dài.

Bảng 3.7. Tình hình cho vay các dự án đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng Năm

Nội dung

Đến 31/12/2011 Đến 31/12/2012 Đến 31/12/2013 Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay các dự án

đầu tư 0 691.037 0 652.642 0 741.225

Cho vay chương trình đặc biệt của Chính phủ

517.411 1.229.760 210.316 1.250.363 270.000 1.244.548

Tổng cộng 517.411 1.920.797 210.316 1.903.005 270.000 1.985.773 (Nguồn: Báo cáo năm 2011,2012,2013 Chi nhánh NHPT KV ĐT-AG).

Nhìn chung từ năm 2011 đến nay Chi nhánh chủ yếu chỉ giải ngân nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp – An Giang (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w