PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐỒNG THÁP – AN GIANG
4.1. Mục tiêu định hướng đổi mới hoạt động cho vay vốn TDNN của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp - An Giang trong những
năm tới.
4.1.1.Mục tiêu đổi mới của Nhà nước
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà nước đã xác định cần phải:
Coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Phát triển nhanh hơn công nghiệp và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa.
Nhà nước tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển những sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất,…
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
Thông qua Đại hội Đảng lần thứ XI, Nhà nước khẳng định ưu tiên dành vốn ngân sách và huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đuờng bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thủy điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt
của dân cư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2020 đó chỉ rừ: “Đổi mới, hoàn thiện cỏc chớnh sỏch tài chớnh thu hỳt cỏc nguồn lực trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm để tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội...”. “Coi trọng việc huy động vốn cho đầu tư phát triển... Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng Nhà nước vẫn được Nhà nước ta xác định là một trong những điều kiện tiên quyết để dẫn tới đích xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
Xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch 2015-2020, những yêu cầu, thách thức của quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, xin đề xuất mục tiêu đổi mới hoạt động cho vay vốn TDNN để nâng cao hiệu quả nguồn vốn TDNN như sau:
- TDNN được hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề then chốt chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời cần bổ sung các quy định để các dự án được hỗ trợ đều phải được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư từ chủ trương, ý đồ đầu tư đến khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, và quá trình khai thác sử dụng công trình hoàn thành cho đến khi hoàn trả hết vốn và lãi cho Nhà nước.
- Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, chuyển dần từ ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ
trợ, thời hạn hỗ trợ...
- Kiện toàn tổ chức NHPT theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ như mô hình định chế tài chính phát triển trên thế giới, là công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu dài hạn theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
4.1.2. Phương hướng đổi mới
Thời gian qua, việc thực thi chính sách hỗ trợ cho vay vốn TDNN đã góp phần tăng cường phát triển cơ sở vật chất kinh tế - xã hội thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chiến lược và có lợi thế, đồng thời góp phần làm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã bước đầu khẳng định được vai trò là "vốn mồi", động viên các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư. Có thể nói rằng, chính sách hỗ trợ TDNN đã và sẽ là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta bắt đầu chương trình cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết. Để phát huy hơn nữa vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu, khả năng cho TDĐT và TDXK trong những năm tới như sau:
Thứ nhất, tập trung khai thác tối đa các nguồn lực tài chính của xã hội dành cho đầu tư phát triển và cho lĩnh vực then chốt, trọng điểm của nền kinh tế thông qua đầu mối là NHPT. Vốn TDNN cần tập trung tối đa vào những lĩnh vực trọng điểm để phát triển kinh tế vùng, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không hỗ trợ tràn lan, tạo sự ỷ lại vào Nhà nước của doanh nghiệp, giải quyết triệt để những hạn chế và tồn tại hiện nay về chính sách TDNN nói chung và hoạt động của NHPT nói riêng.
Thứ hai, phương thức để thực hiện chính sách này cần phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình hội nhập mà Việt Nam đã và đang cam kết. Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng cho các chương trình, dự án, sản phẩm đặc biệt quan trọng
của nền kinh tế phải có điều kiện và thời hạn thông qua việc tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ của NHPT như đã nêu ở trên, cơ chế hoạt động, chính sách tín dụng, lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, hình thức thực hiện...
sẽ phải ngày càng tiếp cận theo xu hướng thị trường hơn.
4.1.3. Định hướng TDNN của Chi nhánh tới năm 2020
Là một Chi nhánh NHPT, hoạt động của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang phải bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương trong từng thời kỳ. Để trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng nhất của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang là tập trung tối đa các nguồn lực để công tác cho vay vốn TDNN đạt được hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Thỏp – An Giang phải xỏc định rừ:
- Phương châm chiến lược:
Hoạt động cho vay vốn TDNN của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang là phải góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển cho các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm trên địa bàn 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo chủ trương của UBND Tỉnh.
Do lượng vốn TDNN đầu tư thông qua Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang là tương đối lớn nên việc đảm bảo toàn vốn hết sức có ý nghĩa đối với Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang nói riêng và đối với toàn nền kinh tế nói chung. Vì vậy, trong quá trình phát triển, việc đảm bảo hiệu quả trong hoạt động cho vay vốn TDNN trở thành phương châm chiến lược quan trọng nhất. Cùng với việc đảm bảo an toàn, hoạt động của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang phải góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm của khu vực Đồng Tháp – An Giang trong điều kiện hiện nay, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế
phát triển bền vững theo chủ trương của UBND 02 tỉnh.
Mục tiêu cần phấn đấu đạt được trong kế hoạch 2015- 2020 như sau:
Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang dần phải trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang tập trung hỗ trợ cho các dự án trọng điểm trên địa bàn mình quản lý, phát huy lợi thế từng ngành, tập trung hỗ trợ các dự án trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Một số chỉ tiêu cụ thể NHPTVN đặt ra:
Tổng số vốn cung ứng cho nền kinh tế giai đoạn 2015 -2020 tăng 50% so với giai đoạn 2010-2015:
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%.
Tỷ lệ an toàn vốn: không dưới 8%.
Tầm nhìn của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang đến năm 2020: Giai đoạn này Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang không chỉ là một công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tư phát triển mà còn là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam về cơ bản đã trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động