CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
3.4. Đánh giá tổng quát về hoạt động cho vay vốn TDNN của Chi nhánh NHPT khu vực Đồng Tháp – An Giang
3.4.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động cho vay vốn TDNN trong những năm qua của Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang đã có những kết quả nhất định và góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, hoạt động cho vay vốn TDNN đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang đã đáp ứng vốn cho các dự án để thực hiện đầu tư các dự án thuộc đối tượng được Chính phủ khuyến khích, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ. Vốn giải ngân đã hỗ trợ nhiều dự án hoàn thành đầu tư đưa vào sản xuất (trong đó có 12 dự án như: Bệnh viện Đa Khoa Hạnh Phúc, Nhà máy Gạch tuynen Tài Nhân, Lò giết mổ gia cầm, gia súc tập trung Thuận Tín, Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Hà An Phát, Kho lạnh Alpha, Nhà máy chiết xuất dược liệu Imexpharm, Đầu tư mở rộng nhà máy thủy sản Thuận An, Đầu tư cải tạo quốc lộ 80; Quốc lộ 91; tỉnh lộ 54; Đầu tư các chương trình tôn nền vượt lũ, Kiên cố hóa kênh mương nội đồng và làng nghề... ), góp phần tích cực tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Các dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần tăng thêm nhiều năng lực sản xuất mới cho các ngành kinh tế then chốt của địa phương.
Cùng với hình thức hỗ trợ trực tiếp, hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ sau đầu tư cũng được chi nhánh NHPT đẩy mạnh. Đến nay đã có 08 dự án được hỗ trợ sau đầu tư với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng là 15.235 triệu đồng và 75 dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại với tổng số vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng; với hai hình thức hỗ trợ gián tiếp này đã tạo “vốn mồi” để huy động hàng ngàn tỷ đồng từ các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển.
Tớn dụng Nhà nước đó đạt được những kết quả rừ nột, thể hiện trờn những mặt chủ yếu sau đây:
a. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Lượng vốn cho vay đầu tư vào các ngành tăng dần và chuyển dần theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; Chi nhánh đã tập trung cho vay các dự án thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm như: chế biến dược phẩm, tàu biển, công nghiệp chế biến... và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Tỷ lệ vốn TDĐT của NHPT thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng nhanh, cao hơn tỷ lệ vốn đầu tư của toàn xã hội trong lĩnh vực này và cao hơn cơ cấu kinh tế ngành này của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc thu hút các nguồn vốn khác trên thị trường cùng cho vay đầu tư các dự án phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Năm 2012, số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng 75%; các ngành nông, lâm nghiệp 15%.
b. Hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế:
* Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế:
- 03 dự án cầu đường bộ với hơn 150km cầu đường giao thông được làm mới và nâng cấp mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp;
- Tăng thêm công suất cấp nước sạch hàng triệu m3/ngày đêm.
- Hạ tầng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu ở các vùng kinh tế trọng điểm và ở các cửa khẩu quốc gia được hình thành, nâng cấp, mở rộng.
* Góp phần phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm:
- Đầu tư 08 dự án đóng tàu sông, biển với tổng công suất đóng mới, năng lực vận tải hơn 221.000 tấn hàng hóa/năm;
* Góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
Đầu tư 05 dự án tăng thêm năng lực chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản; 14.500 km kênh mương nội đồng và 5.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; hoàn thành tôn nền vượt lũ, đắp bờ bao khu dân cư Cụm tuyến dân cư đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích trên 3.800 ha.
* Góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao: đã đầu tư đưa vào sử dụng 03 dự án xây dựng bệnh viện, phòng khám,...
c. Hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng, miền:
Trên 80% tổng số vốn cho vay được tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh để phát huy tiềm năng và lợi thế, tạo đà cho các vùng kinh tế khác cùng phát triển; 50% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng, từng bước xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền.
Thứ hai, TDXK đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động cạnh tranh trên thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đất nước:
- Đã cho vay trên 15 dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu với tổng số vốn cho vay hơn 200 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản, chế biến rau quả, thủ công mỹ nghệ... Thông qua nguồn vốn này đã góp phần tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, dần khẳng định được vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo giữ vững thị phần tại thị trường xuất khẩu truyền thống, đẩy nhanh việc khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
- Đã cho vay vốn ngắn hạn trên 20 doanh nghiệp với tổng số vốn gần 15.000 tỷ đồng để thực hiện thành công các hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng được ưu tiên như: thủy sản, gạo... vào các thị trường lớn: ASEAN, Mỹ, Nhật, EU, Nga, Trung đông, Nam Mỹ... chủ yếu hỗ trợ các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu.
- Trong quá trình triển khai nhiệm vụ TDXK ngoài việc cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích xuất khẩu, Chi nhánh đã thực hiện các hình thức tư vấn tự nguyện cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro trong xuất khẩu, đặc biệt là những rủi ro về thanh toán và rủi ro thương mại có thể xảy ra từ
phía nhà nhập khẩu, đồng thời cũng tư vấn lựa chọn các dịch vụ tài chính thích hợp với doanh nghiệp.
Thứ ba, hình thức hỗ trợ sau đầu tư đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư (thuộc diện ưu đãi đầu tư nhưng không được vay tín dụng ưu đãi) tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước để hạ giá thành sản phẩm do giảm lãi vay ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh;
đồng thời góp phần tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của các NHTM, nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của chủ đầu tư. Thông qua việc NHPT cam kết hỗ trợ hơn 08 dự án với tổng số vốn là trên 10 tỷ đồng, các dự án đầu tư đã thu hút được hơn 143 tỷ đồng từ các NHTM và TCTD.
Hình thức hỗ trợ sau đầu tư đã cung ứng một số “vốn mồi”, từ đó thu hút được một lượng vốn lớn của các tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển, hỗ trợ xuất khẩu, góp phần phát triển thị trường tín dụng ngân hàng.
Thứ tư, hoạt động cho vay vốn TDNN đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Đã tạo công ăn việc làm mới cho gần 14.000 việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân; Đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Ngoài những thành tựu đã đạt được như trên, hoạt động cho vay vốn TDNN tại chi nhánh NHPT khu vực Đồng Tháp – An Giang cũng không tránh khỏi những hạn chế, có hạn chế là do kế thừa từ những tổ chức tiền thân để lại mà Chi nhánh ngân hàng chưa khắc phục được, nhưng cũng có những hạn chế phát sinh từ bản thân Chi nhánh ngân hàng. Chi nhánh NHPT Khu vực Đồng Tháp – An Giang cần nhận thức rừ những điểm yếu của mỡnh trong hoạt động cho vay vốn TDNN, trờn cơ sở đú tìm ra các biện pháp khắc phục để khắc phục những tồn tại.
Thứ nhất, nguồn vốn TDNN trên địa bàn 02 tỉnh được giải ngân thông qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp - An Giang trong thời gian qua cũng đã được hỗ trợ nhiều chương trình, dự án đầu tư thuộc đối tượng vay vốn
tín dụng đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chưa đạt được kỳ vọng và tương xứng với vai trò của một chi nhánh Ngân hàng chính sách là công cụ của Chính Phủ trên khu vực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Hoạt động tín dụng đầu tư bị thu hẹp trong những năm qua, do các dự án thuộc đối tượng vay vốn theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ở trên địa bàn chủ yếu là các dự án nhỏ và vừa nên không đáp ứng được yêu cầu về qui mô theo qui định.
Việc điều chỉnh danh mục cho vay tín dụng đầu tư mặc dù đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư trong trường hợp dự án thuộc nhóm bị loại ra khỏi đối tượng ưu tiên theo danh mục mới. Trên thực tế, do chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư thông qua kênh NHPT thường thay đổi trong vòng 2-3 năm, nên nhiều chủ đầu tư lập dự án xong thì lại không thuộc đối tượng thụ hưởng theo danh mục mới.
Vốn đầu tư phát triển của nhà nước nhằm sẽ tạo ra những ngành kinh tế quan trọng có qui mô lớn từ đó tạo đà và sức bật cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay chưa thực hiện được bởi những lý do cơ bản sau: Đối tượng cho vay hiện nay là còn hạn hẹp, thiếu trọng tâm, trọng điểm trong khi nguồn vốn cho TDĐT còn hạn chế, các doanh nghiệp thuộc đối tượng vay vốn thì ở các địa bàn khó khăn không đủ điều kiện tài chính để vay vốn TDNN. Do đó nguồn vốn đổ vào các dự án chưa đủ mạnh, đủ lớn để tạo đà, tạo sức bật mới cho nền kinh tế.
Cơ chế cho vay TDĐT của nhà nước còn thiếu thực tiễn, rườm rà và quá nhiều thủ tục hành chính, cứng nhắc chưa bám sát thị trường. Cơ chế lãi suất nhà nước đưa ra còn dựa vào định tính chưa dựa trên cơ sở khoa học cũng như căn cứ của kinh tế vĩ mô (Lãi suất vay vốn TDĐT cho Bộ tài chính thông báo tối đa 2 lần/năm trong khi lãi suất thị trường có nhiều biến động) nên cũng gây khó khăn cho công tác phân tích đánh giá hiệu quả của các dự án. Điều đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc cho vay bị hạn chế.
Thứ hai, nguồn vốn TDNN chưa thực sự tạo cho ra sự cân đối kinh tế vĩ mô giữa các vùng miền, các doanh nghiệp ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa có điều
kiện kinh tế khó khăn đặc biệt khó khăn bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn TDNN bởi lý do về cơ chế cho vay:
- Mức vốn cho vay chưa hợp lý: Theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP thì mức vốn cho vay đối với từng dự án do NHPT quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Số vốn còn lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo đảm tính khả thi của dự án.
Quy định trên đã đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền khi ra quyết định thành lập doanh nghiệp mới, đồng thời đòi hỏi chủ đầu tư phải huy động tối đa vốn tự có (chủ đầu tư tối thiểu phải có 15% - 30% vốn tự có), hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư. Tuy nhiên, để đầu tư một dự án đáp ứng yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo chủ trương của Nhà nước nhưng chỉ được vay vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước tối đa bằng 70% nhu cầu vốn đầu tư là chưa phù hợp với tình hình thực tế nước ta trong giai đoạn hiện nay; vì phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn không thể có đủ 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án làm vốn đối ứng để cùng tham gia đầu tư. Do đó, chủ đầu tư phải đi vay các tổ chức tín dụng với lãi suất thương mại phần vốn còn thiếu để đầu tư hoàn thành dự án.
- Thời hạn vay vốn:
Theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP thì thời hạn vay tối đa là 12 năm. Nhưng, theo kết quả thẩm định tại Chi nhánh, các dự án hạ tầng thường có thời gian hoàn vốn tối thiểu là 20 năm, vì thế với thời hạn cho vay tối đa như hiện nay sẽ
gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc cân đối nguồn vốn trả nợ nhất là những năm đầu dự án mới đưa vào sử dụng vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
Nguyên nhân của thực tế trên là do việc xác định thời hạn cho vay đối với các dự án đầu tư chưa thực sự phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định là nguồn chủ yếu để khách hàng trả nợ vay đầu tư trong lúc lợi nhuận chưa nhiều. Trong khi đó, việc quy định kỳ hạn trả nợ lại ngắn so với khả năng khấu hao, nên thời hạn cho vay bị chủ đầu tư gò ép làm sai
lệch tính toán hiệu quả đầu tư và thời gian hoàn vốn của dự án khi lập dự án khả thi cũng như khi thẩm tra phê duyệt dự án.
Thứ ba, cơ chế TDXK thiếu tính linh hoạt, thực tiễn do vậy hiệu quả của nguồn TDNN mang lại cho TDXK còn hạn chế.
Cơ chế chính sách còn chưa đạt được sự ổn định trong thời gian qua và chưa bám sát với thực tiễn. Những thay đổi trong chính sách vĩ mô đối với hoạt động TDXK có ảnh hưởng không nhỏ và trực tiếp đến NHPT và các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn TDXK của Nhà nước tại NHPT, như danh mục mặt hàng, lãi suất cho vay... Cụ thể:
- Danh mục mặt hàng thuộc đối tượng hưởng chính sách TDXK của Nhà nước đã được mở rộng theo hướng tập trung nhiều hơn cho các mặt hàng công nghiệp, có giá trị gia tăng cao. Nhưng tại 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp chỉ có mặt hàng duy nhất là cá da trơn nên cũng gây nhiều khó khăn cho chi nhánh khi mặt hàng này ngày càng giảm sút cho người nuôi cá và người chế biến đều gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
- Cơ chế lãi suất chưa phù hợp với hoạt động của NHPT: Trong năm 2011, 2012 lãi suất cho vay tăng, cao hơn cả lãi suất bình quân của NHTM đối với các khách hàng truyền thống đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của TDXK của Nhà nước. Hiện nay, mức lãi suất cho vay TDXK bằng VNĐ cơ bản là phù hợp với lãi suất thị trường. Tuy nhiên, cơ chế lãi suất cho vay hiện nay tại NHPT là cố định tại thời điểm vay vốn hay giải ngân và được giử ổn định trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư, áp dụng chung cho mọi khách hàng, không phân biệt quy mô, mức độ tín nhiệm cũng như mức độ rủi ro. Cơ chế này không tạo điều kiện cho NHPT chủ động kiểm soát rủi ro, đồng thời không khuyến khích được khách hàng truyền thống, có uy tín mở rộng vay vốn TDXK tại Chi nhánh.
- Về xử lý rủi ro: Nghị định 75/2011/NĐ-CP chưa đề cập đến nguyên nhân rủi ro do nhà nhập khẩu chậm thanh toán hoặc điều chỉnh lịch giao hàng dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký.Trên thực tế, trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động TDXK tại NHPT nói riêng nguyên nhân trên xảy ra thường xuyên và liên tục.