Liên quan đến đề tài hoàn thiện công tác cho vay vốn tín dụng nhà nước đã có một số kết quả nghiên cứu trước đây của các học viên cao học, các nghiên cứu sinh bằng các luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các ngành, các cấp với những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Thông qua các công trình nghiên cứu các tác giả cũng đã đề ra nhiều giải pháp và những đề xuất có giá trị. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn như sau:
(1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh”, do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh chủ trì thực hiện đã được phê duyệt kết quả thực hiện (Quyết định số 358/QĐ-NHPT ngày 23/07/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Những đóng góp cơ bản của đề tài như sau:
- Tổng quan chung về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hiệu quả công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển.
- Đánh giá thực trạng công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh trên các phương diện: kết quả cho vay; tình hỡnh thu hồi nợ vay; tỡnh hỡnh huy động vốn (làm rừ những kết quả đó đạt được, những vấn đề còn tồn tại và rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích).
- Giới thiệu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của một số Ngân hàng Phát triển các nước (Trung Quốc và Nhật Bản).
- Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh như: hoàn thiện cơ
đào tạo nâng cao trình độ cho CBVC…
(2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đề nghị cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Nam chủ trì thực hiện đã được phê duyệt kết quả thực hiện (Quyết định số 432/QĐ-NHPT ngày 23/08/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Những đóng góp cơ bản của đề tài như sau:
- Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tài chính sự án đầu tư trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đề nghị cấp tớn dụng của Ngõn hàng Phỏt triển Việt Nam (làm rừ những ưu nhược điểm của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đề nghị cấp tín dụng và nguyên nhân của những tồn tại).
- Giới thiệu kinh nghiệm về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của một số ngân hàng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đề nghị cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
(3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Giải pháp đẩy mạnh tín dụng đầu tư của Nhà nước vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An”, do Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nghệ An chủ trì thực hiện đã được phê duyệt kết quả thực hiện (Quyết định số 549/QĐ-NHPT ngày 29/11/2012 của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam).
Một số đóng góp cơ bản của đề tài nêu lên được:
- Nhìn nhận một cách tổng quan về tín dụng đầu tư của Nhà nước và sự cần thiết phải đẩy mạnh tín dụng đầu tư của Nhà nước vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An;
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An trên các phương diện: Nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và tình hình đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại và cỏc tổ chức khỏc, làm rừ những kết quả đạt được, những vấn đề
- Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư vào các khu kinh tế của một số Chi nhánh Ngân hàng phát triển và một số Ngân hàng thương mại;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (giải pháp về huy động vốn; cho vay đầu tư; hỗ trợ sau đầu tư; tăng cường kiểm tra giám sát…).
(4) Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất khẩu tại các chi nhánh NHPT Việt Nam thuộc khu vực đồng băng sông Cửu Long”, tác giả Phạm Thị Thu Hà bảo vệ năm 2009 – tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đó làm rừ cỏc vấn đề cơ bản sau:
- Nhìn nhận một cách tổng quan về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sự cần thiết phải đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu của Nhà nước vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Đánh giá thực trạng công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại các Chi nhánh NHPT khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên các phương diện:
kết quả cho vay; tỡnh hỡnh thu hồi nợ vay; bảo lónh (làm rừ những kết quả đó đạt được, những vấn đề còn tồn tại và rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích).
- Giới thiệu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của một số nước (Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản)
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác tài trợ tín dụng xuất khẩu của các chi nhánh NHPT thuộc khu vực ĐBSCL (giải pháp về hoàn thiện cơ chế, thanh toán quốc tế, nguồn nhân lực; cho vay ; bảo lãnh; tăng cường kiểm tra giám sát…).
Với việc phân tích thực trạng tín dụng xuất khẩu từ khi mới hình thành, những khó khăn, vướng mắc để tìm ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong tài trợ xuất khẩu của Chính Phủ nói chung và của hệ thống NHPT Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được và luôn hướng tới phương châm “an toàn, hiệu quả, hội nhập quốc tế, phát
(5) Luận văn thạc sỹ “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long”, tác giả Phạm Ngọc Phong bảo vệ năm 2008 – tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Một số đóng góp cơ bản của đề tài như sau:
- Luận văn chủ yếu nêu lên những vấn đề chung về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nêu các đặc điểm, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Đánh giá, phân tích thực trạng tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Long, những mặt làm được, chưa làm được nhằm giúp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam có một cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của hệ thống.
- Đề ra các giải pháp, đề xuất Chính phủ điều chỉnh về cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.
(6) Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Đăk Lăk – Đăk Nông”, tác giả Phạm Hoài Thanh Thúy bảo vệ năm 2011 – tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Một số đóng góp cơ bản của đề tài như sau:
- Luận văn đó làm rừ cỏc vấn đề chung về tớn dụng đầu tư phỏt triển của Nhà nước, nêu các đặc điểm, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Đánh giá, phân tích thực trạng tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh cũng như chất lượng tín dụng đầu tư phát triển và các nhân tố ảnh hưởng tại Chi nhánh NHPT khu vực Đắk Lắk-Đắk Nông.
- Nêu lên những bài học kinh nghiệm về chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại các nước trên thế giới.
đoạn 2011-2015 và định hướng hoạt động của Chi nhánh Khu vực Đăk Lăk – Đăk Nông để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian tới như đầy mạnh công tác thu hồi và xử lý nợ; Nâng cao công tác thẩm định và thu thập thông tin; sắp xếp, tổ chức lại đội ngũ cán bộ viên chức.
(7) Luận án thạc sỹ “Quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” tác giả Đặng Chi Mai bảo vệ năm 2010 – tại trường Kinh tế quốc dân. Một số đóng góp cơ bản của đề tài như sau:
- Luận văn đó làm rừ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro TDXK, qua đó nhận thức được về sự cần thiết phải quản lý rủi ro TDXK tại NHPTVN.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý rủi ro TDXK tại NHPTVN từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Kinh nghiệm quản lý của một số ngân hàng (Ngoại Thương, Eximbank, Nông nghiệp & PTNT… )
- Luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
(8) Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” tác giả Trương Thị Hoài Linh bảo vệ năm 2011 trên cơ sở phân tích sự khác biệt trong các hoạt động cơ bản giữa NHPT với các NHTM đã khẳng định không nên để hoạt động tín dụng ưu đãi cho các dự án phát triển thực hiện bởi các NHTM vì như vậy sẽ không thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, đồng thời còn tạo ra sự “không minh bạch” trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động chung của NHTM.
(9) Luận án Tiến sỹ “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” tác giả Trần Công Hòa bảo vệ năm 2007- tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã đánh giá một cách hệ thống hiệu quả của đầu tư phát triển ở Việt Nam. Đi sâu vào đánh giá hiệu quả thực hiện đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” tác giả Nguyễn Chí Trang – bảo vệ năm 2009 – tại Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận văn đề cập đến các nội dung và phương pháp thẩm định dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đã đưa ra các phương pháp đánh giá, thẩm định tính khả thi của dự án một cách chặt chẽ để khi thực tế triển khai dự án có hiệu quả thực sự, tránh được tình trạng dự án bị thổi phồng để được vay vốn nhưng rồi khả năng rủi ro rất dễ xảy ra.