Bệnh thương hàn:

Một phần của tài liệu giáo trình dịch tễ học (Trang 32 - 33)

- Xây đập thủy lợi và các cơng trình xây dựng lớn: gây ra các biến đổi lớn về sinh thái và là điều kiện thuận lợi gây gia tăng bệnh sốt rét và các bệnh do muỗi truyền.

11. Bệnh thương hàn:

11.1. Nguồn truyền nhiễm:

Quan trọng nhất là người bệnh thời kỳ phát bệnh. Sau khi khỏi bệnh người bệnh cĩ thể đào thải vi khuẩn 2 - 3 tuần, một số nhỏ hơn 2 - 3 tháng, 3 - 5% đào thải hàng chục năm hoặc suốt đời. Người lành thường mang vi khuẩn rất ngắn 1- 2 tuần lễ, vai trị truyền bệnh khơng đáng kể.

11.2. Đường truyền nhiễm:

Vi khuẩn được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với phân, nước tiểu và chất bài tiết. Các yếu tố truyền nhiễm gồm nước và thức ăn bị ơ nhiễm bởi phân của người bệnh, tay bẩn của người mang bệnh, ruồi ... Trong đĩ cĩ nước giữ vai trị quan trọng hơn trong việc truyền bệnh thương hàn.

Ăn rau quả sống sẽ rất nguy hiểm nếu bĩn phân tươi và rửa bằng nước bẩn. Trai, ốc sống trong nước bẩn cũng chứa vi khuẩn. Sữa tươi là mơi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản. Kem nước đá làm bằng nước bẩn cũng cĩ thể truyền bệnh.

11.3. Tính cảm nhiễm:

Tất cả mọi người đều cĩ thể bị bệnh. Sau khi khỏi bệnh cĩ miễn dịch lâu dài nhưng chỉ đối với loại vi khuẩn đã gây bệnh.

11.4. Dịch tễ học:

Thường mắc bệnh cao vào tháng 7, 8, 9 do ruồi phát triển mạnh, vi khuẩn cĩ điều kiện tốt sống ngồi cơ thể. Bệnh tăng lên nếu cĩ nhiều ruồi.

Tất cả các nhĩm tuổi đều mắc bệnh. Tỷ lệ cao ở tuổi 15-30. Trong những vụ dịch do sữa, trẻ em nhỏ tuổi thường mắc bệnh. Trong các vụ dịch do nước trẻ em lớn hơn thường hay mắc.Ở các thành phố cĩ vệ sinh cơng cộng tốt thì bệnh chỉ đơn phát, Tỷ lệ bệnh phụ thuộc vào vệ sinh nước, thực phẩm.

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

TỰ LƯỢNG GIÁ

C©u 1 : Đặc điểm dịch tễ học bệnh bại liệt:

Một phần của tài liệu giáo trình dịch tễ học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)