- Xây đập thủy lợi và các cơng trình xây dựng lớn: gây ra các biến đổi lớn về sinh thái và là điều kiện thuận lợi gây gia tăng bệnh sốt rét và các bệnh do muỗi truyền.
9. Bệnh bại liệt:
9.1. Nguồn truyền nhiễm:
Người là nguồn truyền nhiễm duy nhất của bệnh bại liệt. Ở người bệnh virus được giải phĩng theo các giọt nước bọt và cĩ thể lây lan xung quanh từ vài ngày cuối của thời kỳ ủ bệnh và những ngày đầu của thời kỳ phát bệnh. Ở ruột non chúng phát triển khơng ngừng và được giải phĩng theo phân ra ngồi trong suốt thời kỳ phát bệnh và sau khi lành bệnh một vài tháng.
9.2. Đường truyền nhiễm:
- Đường hơ hấp: lây qua tiếp xúc hơ hấp từ cuối thời kỳ ủ bệnh và những ngày đầu.
- Đường tiêu hố: là đường chính, qua thức ăn, nước uống, ruồi ... 9.3. Khối cảm nhiễm:
Tất cả mọi người đều cảm thụ bệnh. Đa số người bị nhiễm virus khơng cĩ triệu chứng, một số ít hơn mắc thể nhẹ khơng cĩ bại liệt, chỉ một số nhỏ mắc bệnh cĩ triệu chứng bại liệt rõ rệt. Bệnh phát triển trên những người bị mệt, chấn thương nhỏ, cắt
amidan. Sau khi khỏi bệnh thì cĩ miễn dịch bền vững suốt đời với typ virus đã mắc.
9.4. Dịch tễ học:
Thường tăng về mùa hè. Bệnh biểu hiện cao nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi giảm thấp ở lứa tuổi sắp đi học và rất thấp ở lứa tuổi lớn khác. Ở Việt nam hiện nay đã thanh tốn bệnh nhờ ápdụng rộng rãi vacxin.
10. Bệnh ho gà:
10.1. Nguồn truyền nhiễm:
Thời gian ủ bệnh 5-15 ngày, thời kỳ này khơng lây. Chỉ lây trong 2 tuần từ khi phát bệnh dù bệnh nhân cịn ho kéo dài. Khơng cĩ người lành mang mầm bệnh.
10.2. Đường truyền nhiễm:
Trẻ mắc bệnh đào thải vi khuẩn qua đường hơ hấp nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp (do vi khuẩn cĩ sức đề kháng kém).
10.3. Khối cảm nhiễm:
Hầu hết trẻ mắc bệnh từ 1 - 6 tuổi. 30% trẻ đã được tiêm chủng vẫn bị bệnh nhưng triệu chứng nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Bệnh gặp ở rải rác quanh năm. Thành phố nơi đơng dân cư mắc nhiều hơn nơng thơn.