Những mục nội dung chính:

Một phần của tài liệu giáo trình dịch tễ học (Trang 125 - 126)

C. Chỉ cần lâm sàng điển hình D Một câu trả lời khác

3. Những mục nội dung chính:

Một văn bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch thường gồm 9 mục dưới đây. Trong một số trường hợp cĩ thể khơng nhất thiết phải thể hiện đủ cả 9 mục trong 1 báo cáo, tuy nhiên khơng thể khơng cĩ những mục thiết yếu nhất.

3.1. Mục đích cuộc điều tra:

Điều tra trên địa bàn (xã, huyện) trong thời gian từ ngày/giờ nhằm xác minh vụ dịch nghi do bệnh trên người và những yếu tố cĩ liên quan.

3.2. Mơ tả ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên:

- Triệu chứng lâm sàng, tử vong.

- Liên quan dịch tễ (theo thời gian, địa điểm, con người).

- Loại mẫu xét nghiệm đã thu thập.

- Kết quả xét nghiệm sơ bộ (nếu cĩ).

Đối chiếu với định nghĩa ca bệnh chuẩn thức (ca bệnh nghi ngờ; ca bệnh xác định) để đưa ra nhận định sơ bộ về loại bệnh phát dịch.

3.3. Mơ tả đặc điểm chính của vụ dịch theo thời gian, địa điểm, nhĩm người:

Tính đến thời điểm làm báo cáo kết quả điều tra nếu cĩ thêm ca bệnh mới thì gộp lại và trình bày chi tiết thêm tại mục này. Nếu khơng cĩ thêm ca bệnh mới thì sử dụng kết quả của mục 3.2để phân tích tiếp.

3.4. Những giả thuyết định hướng về căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch:

- Về căn nguyên bệnh (ví dụ: loại vi khuẩn, Virus).

- Về nguyên nhân vụ dịch (ví dụ: bệnh xâm nhập do 1 khách du lịch; mầm bệnh cĩ tại chỗ từ bữa cỗ đám ma, thơn cĩ dịch cúm gia cầm, người dân ăn thịt gia cầm ốm). 3.5. Kết quả việc phân tích, xử lý số liệu đã mơ tả từ vụ dịch:

Các chỉ số dịch tễ của vụ dịch như tỷ lệ tấn cơng, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết/mắc; và thiết kế nghiên cứu cho việc xác định căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch (nghiên cứu ca bệnh/chùm ca bệnh; nghiên cứu bệnh-chứng).

3.6. Kết luận dựa trên các kết quả điều tra về:

- Căn nguyên dịch (chủng loại vi sinh: nghi ngờ hoặc đã xác định).

- Nguyên nhân vụ dịch (chính và thứ yếu, nếu cĩ).

- Nguồn truyền nhiễm (chính và phụ, nếu cĩ).

- Đường lây truyền (chính và phụ, nếu cĩ).

3.7. Dự báo (tiên lượng) sự phát triển của vụ dịch trong thời gian gần:

- Vụ dịch dừng lại, được khống chế một cách chắc chắn.

- Vụ dịch tạm dừng, khống chế chưa chắc chắn.

- Vụ dịch tiếp tục phát triển (mức độ chậm, trung bình, nhanh, cực nhanh); khống chế chưa chắc chắn, khống chế thất bại, khống chế hồn tồn thất bại.

3.8. Khả năng đáp ứng phịng chống dịch của địa phương cĩ vụ dịch: Chính quyền, y tế, người dân, liên ngành.

3.9. Đề xuất một số biện pháp phịngchống khẩn cấp vụ dịch, và những biện pháp lâu dài hơn: Biện pháp tổ chức, chuyên mơn.

Một phần của tài liệu giáo trình dịch tễ học (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)