C. Học lực D Mơi trường
3. Nghiên cứu cắt ngang:
Áp dụng để mơtả hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố được cho là cĩ liên quan đến hiện tượng sức khoẻ đĩ của quần thể tại một thời điểm nhất định.
Khác với nghiên cứu một loạt trường hợp, đối tượng nghiên cứu ở đây khơng nhất thiết phải mắc bệnh hoặc cĩ yếu tố nguy cơ đang quan tâm mà chỉ nằm trong quần thể đang nghiên cứu là được.
Loại thiết kế nghiên cứu này sử dụng những dữ kiện được thu thập trên từng cá nhân. Bệnh trạng (cĩ hoặc khơng cĩ bệnh) và sự hiện diện của yếu tố cĩ liên quan đến bệnh (cĩ hoặc khơng cĩ phơi nhiễm) được ghi nhận vào cùng thời điểm khảo sát. Đặc trưng mơ tả gồm: con người - khơng gian - thời gian.
- Con người: trả lời câu hỏi ai? tuổi, giới, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, chủng tộc, di truyền, nhĩm máu, tầng lớp xã hội.
- Khơng gian: trả lời câu hỏi ở đâu? biên giới tự nhiên, ranh giới hành chính, thành
phố, nơng thơn, người di cư, nhập cư...
- Thời gian: trả lời câu hỏi khi nào, thường xuyên hay ít, tính chu kỳ? xu thế?.
Trong thiết kế này cần phải tính tốn cỡ mẫu theo quy định để đảm bảo kết quả cĩ thể ngoại suy cho quần thể tổng quát. Sản phẩm của nghiên cứu cắt ngang thường là tỷ lệ hiện mắc và các giả thuyết nhân quả. Tỷ lệ mắc bệnh thường được biểu diễn ở dạng p (tỷ lệ cĩ được từ mẫu nghiên cứu) và một giới hạn khoảng tin cậy 95% hoặc
99% (95%-99% CI-Confidence Interval) tuỳ sai số do người nghiên cứu ước định. Để
ước lượng khoảng tin cậy này người ta thường dựa vào sai số chuẩn (SE-Standard Error).
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng như một nghiên cứu mơ tả để ước lượng tỉ lệhiện mắc của một bệnh trong dân số, hoặc so sánh tỉ lệhiện mắc của bệnh trong những nhĩm khác nhau của dân số.
Tuy nhiên, nghiên cứu cắt ngang vẫn cĩ thể được sử dụng như một nghiên cứu phân tích để xác định nguyên nhân của một hiện tượng sức khỏe. Một sự kết hợp cĩ
ý nghĩa thống kê giữa hai biến số nếu thỏa những tiêu chí để suy diễn nhân quả (ví dụ, cĩ đủ bằng chứng để xác định rằng biến số được coi là nguyên nhân xuất hiện trước biến số được coi là hậu quả) thì người nghiên cứu cĩ thể khẳng định được mối quan hệ nhân quả. Trong trường hợp đĩ, nghiên cứu cắt ngang được gọi là cắt ngang phân
Trang 53 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.
Hiện nay, nghiên cứu cắt ngang được sử dụng rộng rãi như một nghiên cứu phân tích để kiểm định những giả thuyết nhân-quả giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh, dựa trên kết quả tìm thấy của chính nghiên cứu cắt ngang cùng sự ủng hộ của những bằng chứng sẵn cĩ khác.Đặc điểm để nhận ra một nghiên cứu là cắt ngang là:
- Khơng cĩ điểm xuất phát cụ thể (khơng bằng nguyên nhân cũng khơng hậu quả)
- Khơng cĩ chiều nghiên cứu rõ ràng so với chiều thời gian.
Ưu điểm của nghiên cứu cắt ngang là cĩ thể thực hiện nhanh, ít tốn kém, nhưng cĩ khuyết điểm là khơng xác định được trình tự thời gian giữa nguyên nhân (yếu tố phơi nhiễm) và hậu quả (bệnh), vì cả hai yếu tố này được ghi nhận cùng một thời điểm.