Tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 51 - 53)

a. Tính thanh khoản:

Tính thanh khoản là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng nói chung cũng như của riêng SeABank Nha Trang, việc duy trì một lượng vốn lớn để đáp ứng khả năng thanh khoản cao sẽ được đánh đổi bởi một khoản chi phí cơ hội lớn. Chính vì vậy, ngân hàng phải cân đối hợp lý giữa việc duy trì khả năng thanh toán và chi phí của việc duy trì khả năng thanh khoản nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Đảm bảo tính thanh khoản cũng là đảm bảo uy tín của Ngân hàng, chỉ cần xảy ra một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Trạng thái thanh khoản của ngân hàng luôn được quản lý chặt chẽ, hạn chế thừa thanh khoản hoặc trạng thái thiếu thanh khoản. Trong trường hợp nếu thiếu thanh khoản SeABank Nha Trang sẽ sử dụng dự trữ thanh toán hoặc vay Hội sở chính, trường hợp nếu thừa thanh khoản thì Chi nhánh Khánh Hòa sẽ chuyển cho vay Hội sở chính tại Hà nội.

Trong những năm vừa qua, SeABank Nha Trang luôn đáp ứng đầy đủ các qui định của SeABank và NHNN trong việc dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc. Không những quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn, SeABank Nha Trang luôn cân đối hợp lý về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ thông quan các mô hình quản lý kiểm soát được chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra để đạt được mức lợi nhuận tối ưu với khả năng thanh toán được đảm bảo.

b. Khả năng phòng ngừa, quản lý rủi ro.

Lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn đem đến cho các nhà đầu tư nguồn lợi nhuận khổng lồ đồng thời cũng tồn tại rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nếu công tác quản trị rủi ro không tốt sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động của ngân hàng đó nói riên mà còn có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung. Trong những năm vừa qua đã cho thấy hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện còn yếu trong việc quản trị rủi ro, hàng loạt ngân

hàng phát sinh nợ xấu làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của toàn hệ thống. Vì vậy, bên cạnh chú trọng phát triển tăng trưởng SeABank luôn cố gắng nâng cao năng lực quản trị và phòng tránh rủi ro. Việc ban hành chính sách tín dụng rõ ràng với những quy định chi tiết, rõ ràng về điều kiện cho vay, điều kiện giải ngân đồng thời ban hành hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng theo phân loại chi nhánh; kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng, kiểm tra trước và sau giải ngân là cách quản trị rủi ro mà SeABank đang áp dụng. Các qui trình hướng dẫn được tuân thủ nghiêm ngặt bảo đảm hạn chế rủi ro, minh bạch giữa các khâu tham mưu, đề xuất và quyết định cấp tín dụng.

Bên cạnh đó các quy định mang tầm kiểm soát vĩ mô của NHNN cũng ngày càng được hoàn thiện, giúp các NHTM phòng chống được các rủi ro liên quan thanh khoản, lãi suất, kinh doanh đối ngoại hối góp phần khá lớn vào việc tăng thu nhập.

- Các sản phẩm tín dụng ngày càng được hoàn thiện về quy trình thẩm định,

điều kiện cho vay, hệ thống phân quyền, hạn mức phán quyết luôn được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với từng thời kỳ; tùy theo tình hình thị trường và cơ chế chung của NHNN nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hiệu quả.

Sau hơn 5 năm hoạt động, SeABank Nha Trang cùng với sự tăng trưởng tín dụng cũng phát sinh nợ quá hạn và buộc trích lập dự phòng theo đúng quy định chung của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng; theo đó SeABank Nha Trang đã thực hiện trích lập dự phòng qua các năm theo bảng sau:

Bảng 2.2 Trích lập quỹ dự phòng từ năm 2009 đến năm 2012.

ĐVT: tr đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Chi trích dự phòng cụ thể 37.7 1,009 2,504.2 6,532

Chi trích dự phòng chung 100 503 1,314

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ hoạt động SeABank Nha Trang)

Dự phòng cụ thể: là khoản tiền trích lập trên cơ sở phân loại các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra; dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Chi phí trích dự phòng cụ thể tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2010 trích 1,009 triệu đồng, năm 2011 trích 2,504.2 tr đồng, năm 2012 trích 6,532 tr đồng thể hiện rủi ro tín dụng của SeABank Nha Trang khá lớn, nguy cơ nợ xấu gia tăng có khả năng làm mất vốn của ngân hàng. Nguyên nhân chính là do sự chủ quan từ phía ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ và tư cách của khách hàng vay, đồng thời do tập trung cho vay ở những lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro như lĩnh vực xây dựng (chiếm 61% - xem bảng 2.7); ngoài ra do tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều khách hàng. Đồng thời các sản phẩm vay ban hành trước đây chưa được chặt chẽ về mặt phòng ngừa các rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong các quy định về định giá tài sản và cho vay tín chấp, dẫn đến việc phát sinh những rủi ro có nguy cơ bị mất vốn khi cho vay tín chấp tràn lan, giá trị định giá tài sản cao hơn giá trị thực của tài sản, các quy định về nhận tài sản đảm bảo cũng bộc lộ những yếu kém khi chưa dự phòng hết các rủi ro.

Công tác kiểm tra kiểm soát sau giải ngân tuy được thực hiện thường xuyên như do trình độ nhân viên kiểm soát nội bộ còn non yếu và chỉ có 1 người phụ trách khâu này nên không chặt chẽ, phát sinh nhiều sai sót và chưa phát huy hết hiệu quả của nghiệp vụ kiểm soát nội bộ.

Bắt đầu từ cuối năm 2010 SeABank mới có chuyên viên quản lý rủi ro làm việc tại chi nhánh, quy trình cho vay mới đối với các khoản vay trên 500 triệu đồng phải có báo cáo rủi ro và đánh giá rủi ro của chuyên viên quản lý rủi ro, qua đó nâng cao khả năng phòng ngừa và hạn chế bớt các rủi ro tín dụng. Đa số các khoản nợ quá hạn hiện nay tại SeABank Nha Trang là các khoản vay phát sinh trước thời điểm nêu trên, cho thấy SeABank đang dần dần cải thiện năng lực quản trị rủi ro, từng bước phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)