Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu và nghiên cứu phát triển

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 74 - 75)

Bắt đầu từ năm 2009, SeABank triển khai chiến lược kinh doanh mới với tên gọi SeAMove, mục tiêu là hướng SeABank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia của đối tác chiến lược là Ngân hàng Societe Generale (SG) – 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Châu Âu- SeABank đã thay đổi nhận dạng thương hiệu, slogan, đối tượng khách hạng mục tiêu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ & vừa.

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng, SeABank cũng đồng loạt thực hiện các chiến dịch marketing có tính hiệu quả cao như: Chiến dịch tổ dân phố (quảng bá sản phẩm, hoạt động của ngân hàng thông qua hoạt động của các tổ dân phố tại địa phương). Các chiến lược quảng bá thương hiệu của SeABank cũng đem lại nhiều hiệu ứng tốt như chiến dịch SeABank và cộng đồng: xây dựng các chương trình từ thiện có ý nghĩa xã hội như: One day, one smile (hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho trẻ em hở hàm ếch), học bổng “chung tay thắp sáng niềm tin”, tài trợ cho chương trình truyền hình “như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV…

Đồng thời với việc thực hiện các chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu, SeABank không ngừng phát triển mạng lưới nhằm tăng quy mô hoạt động tại địa phương. Mạng lưới giao dịch rộng lớn là yếu tố quan trọng trong việc cung dịch vụ đến với khách hàng. So sánh mạng lưới giao dịch của một số ngân hàng lớn như sau:

Bảng 2.13: Mạng lưới giao dịch một số Chi nhánh NH TMCP trên địa bàn Khánh Hòa

Sacombank Eximbank ACB MB VIB SeABank

Chi nhánh 1 1 1 1 1 1

Phòng giao dịch 7 3 3 2 3 5

Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của SeABank Nha Trang cuối năm 2012 là 1 Chi nhánh và 5 phòng giao dịch, trong đó 2 PGD tại Nha Trang, 2 PGD tại Cam Ranh và 01 PGD tại Diên Khánh. So với một số ngân hàng thương mại tại khu vực Khánh Hòa thì mạng lưới phân phối của SeABank tương đối rộng. Việc mở rộng mạng lưới không những đem sản phẩm dịch vụ đến tận tay khách hàng mà còn là cơ sở để khuếch trương thương hiệu của ngân hàng đến khắp mọi nơi. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới cũng đồng thời làm tăng chi phí hoạt động, ảnh hưởng đến thu nhập chung của Ngân hàng. Hiện tại PGD SeABank Lê Hồng Phong có kết quả kinh doanh không tốt, tín dụng và huy động gần như không tăng trong năm 2012, nguyên nhân do vị trí của PGD đặt ở khu vực ít dân cư, nằm trên tuyến đường vắng khách, xa trung tâm, chợ nên lượng khách hàng rất hạn chế. Đồng thời việc mở 2 PGD gần nhau trong 1 địa bàn có mật độ dân cư thấp như Thành phố Cam Ranh cũng là quyết định không hợp lý, trong khi các khu vực nhiều tiềm năng như Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Lâm thì chưa được quan tâm đúng mức. Trong tương lai, để phát triển đồng đều và bền vững, SeABank cần nghiên cứu hoạt động phát triển mạng lưới hợp lý và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 74 - 75)