Hoàn thiện công tác tín dụng, quản trị rủi ro trong tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 93 - 94)

- Thứ nhất, xây dựng, rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự

của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất. Nên xây dựng danh mục khách hàng theo ngành nghề cho vay, đảm bảo một tỷ lệ an toàn nhất định tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn.

- Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển kinh

doanh có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích và dự đoán xu thế của thị trường, xu thế ngành để hỗ trợ cho Phòng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp nhằm đưa ra những nhóm khách hàng, nhóm ngành triển vọng để ưu tiên cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm bổ trợ.

- Thứ ba, áp dụng triệt để công tác chấm điểm và xếp lọai khách hàng vào việc cấp phát tín dụng. Tạo mối liên kết giữa hai phần mền chấm điểm tín dụng và phần mền cấp tín dụng để từ đó hạn chế được những chi nhánh, phòng giao dịch cấp tín dụng cho những khách hàng có chất lượng tín dụng thấp. Bên cạnh đó, công tác chấm điểm để xếp lọai khách hàng cần phải được các chi nhánh áp dụng một cách khách quan và thực hiện đúng thời gian và qui định, đặc biệt là trước khi cấp tín dụng.

- Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định của Phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp nhằm đảm đảm bảo đánh giá đúng, đầy đủ các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của dự án, phương án kinh doanh là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỷ năng nghiệp vụ với tinh thần và trách nhiệm cao. Ngoài ra, Cán bộ tín dụng còn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính như uy tín của doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, thị trường đầu vào – đầu ra của sản phẩm. Cán bộ tín dụng phải bám sát diễn biến kinh doanh của khách hàng như: nguồn tiền về, thu nhập của khách hàng vay vốn để đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi cho đúng hạn. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính, nợ vay đến hạn mà chưa cho dòng tiền vào, trên cơ sở đó cán bộ tín dụng phải phân tích nguyên nhân, để rồi đưa ra giải pháp có thể là gia hạn nợ hoặc ép khách hàng tìm mọi nguồn vốn đề trả nợ như đã cam kết.

- Thứ năm, Nghiên cứu các mô hình phân tích và đánh giá rủi ro vào hoạt động tín dụng, vì nó giúp chúng ta lượng hóa chính xác mức độ rủi ro từ đó có những chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc cấp phát tín dụng. Theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và hóa đơn để cán bộ tín dụng xem lại việc phát tiền vay có phù hợp chưa. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 93 - 94)