Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 101 - 109)

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với tư cách cơ quan quản lý ngành,

hằng năm tổ chức đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các TCTD. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành theo hướng hiện đại hóa, hạn chế các loại hình báo cáo báo biểu.

- NHNN cũng nên xem xét lại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc

Thực tế, một vài điều trong Thông tư này là khá bất cập, và do đó có thể làm giảm năng lực cạnh tranh (xét về phương diện vốn) của các NHTM. Chẳng hạn, Thông tư 13 quy định, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Quy định này là không hợp lý, vì tiền gửi không kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ làm cho phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán có thể lên đến 35% trên tổng nguồn vốn huy động, và vì thế tỷ lệ này là quá cao, cản trở mạnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM; từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Ngoài ra, NHNN cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn cho các NHTM

về nhà cung cấp và cách thức chuyển giao công nghệ ngân hàng, tránh nhập khẩu bãi thải công nghệ hoặc công nghệ kém cạnh tranh.

- Xây dựng qui trình thanh tra, giám sát có khoa học trên cơ sở định hướng rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để có biện pháp phát hiện và kiểm soát các ngân hàng đang hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

- Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp thông tin tín dụng CIC nhằm hỗ trợ công tác

quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng, cập nhật thông tin nhanh chóng giúp các ngân hàng khai thác tốt thông tin tình hình kinh doanh, năng lực tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng nhằm phát hiện ra khách hàng xấu để hạn chế rủi ro và có những chính sách để phục vụ tốt cho những khách hàng tiềm năng.

- Thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành tỷ giá với lãi suất, gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ, định hướng và điều chỉnh lãi suất thị trường. Các quyết định quản lý phải được cân nhắc một cách thận trọng, linh hoạt phù hợp với các biến động của thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính hiện nay, việc đánh giá thực trạng năng lực kinh doanh là yêu cầu cấp thiết để các ngân hàng xây dựng các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng cạnh tranh của SeABank trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank tại tỉnh Khánh Hòa, trong đó tập trung vào 7 nhóm giải pháp chính bao gồm: nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ khách hàng & sự đa dạng sản phấm – dịch vụ, Năng lực quản lý điều hành và năng lực xây dựng thương hiệu, củng cố - phát triển mạng lưới.

Mặt khác, tác giả cũng nghiên cứu các phân tích của các chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng về tình hình kinh tế hiện tại, theo đó đề xuất một số các kiến nghị liên quan đến chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và SeABank Nha Trang nói riêng trong nỗ lực năng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít những cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với điểm xuất phát điểm thấp, vừa trải qua một quá trình cơ cấu và sắp xếp lại, dù đã có những thành công nhất định, nhưng nhìn chung những yếu tố mang tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của ngành ngân hàng hiện đại.

Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu là sự sống còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngòai, SeABank còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của SeABank trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan về “sức” giữa các ngân hàng trong nước, cùng với những xu thế mới của hội nhập mà các ngân hàng sẽ và phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng SeABank tại tỉnh Khánh Hòa” nhằm đề ra các giải pháp giúp SeABank Nha Trang ngày càng phát triển trong tương lai. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cá nhân tác giả còn nhiều hạn chế, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để giúp đề tài được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 và phương hướng kinh doanh năm 2013 của SeABank Nha Trang.

3. Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2004). 4. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

5. Đặng Hữu Mẫn, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt

Nam, Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010.

6. Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khánh Hòa (2012), Báo cáo hoạt động ngân hàng

Khánh Hòa năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

7. Micheal Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh , Nguyễn Phúc Hoàng (dịch), NXB Trẻ.

8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương trong thời kỳ hậu WTO, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

9. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá

trị gia tăng định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP.HCM.

10.Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010.

11.Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

12. Lê Khắc Trí (2005), Xây dựng phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động và năng

II. Các trang Web tham kho

1. http://www.chinhphu.vn: Chính Phủ

2. http://www.mof.gov.vn: Bộ Tài chính

3. http://www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

4. http://www.acb.com.vn: Ngân hàng TMCP Á Châu

5. http://www.sacombank.com.vn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

6. http://www.bidv.com.vn: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển VN

7. http://www.seabank.com.vn: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

8. http://www.vietcombank.com.vn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

9. http://www.agribank.com.vn: Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam

10. http://www.vneconomy.com.vn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

11. http://www.saigontimes.com.vn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

12. http://www.thebanker.com: Tạp chí ngân hàng

13. http://www.baokhanhhoa.com.vn: Báo điện tử Khánh Hòa 14. http://www.vnba.org.vn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

Kính thưa Anh/Chị, tôi tên là Võ Phượng Vy - học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh của trường Đại học Nha Trang. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng SeABank tại tỉnh Khánh Hòa”, để có cơ sở cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu cần phải có sự đánh giá của các anh chị - những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tôi rất mong nhận được ý kiến của các anh/chị về những bảng câu hỏi sau đây:

Bảng 1. Đánh giá tỷ trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Điểm đánh giá Stt Các nhân tố ảnh hưởng

1 2 3 4 5

1 Khả năng tài chính 2 Đội ngũ nhân viên 3 Chất lượng tín dụng

4 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 5 Quản trị rủi ro

6 Năng lực công nghệ 7 Hoạt động marketing

8 Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ 9 Mạng lưới phân phối

10 Thị phần

11 Uy tín, thương hiệu

Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, theo đó đánh giá được tỷ trọng của từng nhân tố ảnh hưởng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của 1 Ngân hàng TMCP.

Điểm: 1- Không ảnh hưởng; 2 – ảnh hưởng rất ít; 3- ảnh hưởng trung bình; 4 - ảnh hưởng quan trọng; 5- ảnh hưởng rất quan trọng;

Bảng 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng sau

(1)Sacombank (2)ACB (3)MB (4)MHB (5)SeABank

Stt Các nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 Khả năng tài chính 2 Đội ngũ nhân viên 3 Chất lượng tín dụng 4 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 5 Quản trị rủi ro 6 Năng lực công nghệ 7

Hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ 8

Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ 9 Mạng lưới phân phối 10 Thị phần 11 Uy tín, thương hiệu

Điểm: 1 - Yếu; 2 - Trung Bình; 3 - Khá; 4 - Tốt; 5 - Rất tốt

Danh sách các chuyên gia được mời để góp ý

STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ

1 Bùi Thị Diệu Anh SeABank Nha Trang P. Giám đốc 2 Lê Trung Mỹ PGD SeABank Cam Ranh TPGD

3 Nguyễn Quang Huy Tổng công ty Khánh Việt Kế toán trưởng 3 Nguyễn Minh Tú VietBank Khánh Hòa Tp.KHDN 4 Thân Ngọc Phú PGD Maritime bank Vĩnh Phước Giám đốc 5 Nguyễn Thị Hằng Nga Eximbank Khánh Hòa Phó GD 6 Đinh Phúc Toàn VP bank Khánh Hòa Giám đốc 7 Trần Văn Thiên Kiên Long Bank Khánh Hòa Giám đốc 8 Phan Ngọc Kính Vietcombank Cam Ranh Giám đốc 9 Nguyễn Lê Vinh ACB Khánh Hòa TP.KHCN 10 Nguyễn Thị Cẩm Tú MHB Khánh Hòa Giám đốc

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)