Thực trạng cạnh tranh của SeABank tại tỉnh Khánh Hoà:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 43 - 109)

2.2.1 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường:

* Môi trường vĩ mô:

- Môi trường tự nhiên – văn hóa –xã hội:

Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.205 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà có nguồn lao động dồi dào, Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2011, dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.174.100 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 581.299 người (49.47%) và nữ giới khoảng 593.549 người (50.53%); tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 1999-2009 là

1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân số năm 2011, Khánh Hòa

có 584.200 người sinh sống ở khu vực đô thị (48.8% dân số toàn tỉnh) và 589.900 người sống ở khu vực nông thôn (51,2%). Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.

Khánh Hoà có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm: Phía nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay. Phía bắc là vịnh Vân Phong cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế, tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Trung tâm là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới, Nha Trang có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ du lịch.

Với đặc điểm dân số trẻ, trình độ dân trí cao, Khánh Hòa là thị trường tiềm năng để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính của hệ thống các ngân hàng. Điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi khiến Khánh Hòa trở thành địa điểm thu hút đầu tư vào các ngành kinh doanh khách sạn, resort từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp các ngân hàng có thêm lượng khách hàng lớn sử dụng các sản phẩm cho vay trung và dài hạn đầu tư.

- Môi trường kinh tế: Những năm qua, Khánh Hoà đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến năm 2012 là 145.832 tỷ đồng; riêng năm 2012 huy động được 8.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 18 - 20%. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tầm cỡ và quy mô đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Khánh Hoà là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Công nghiệp, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tăng nhanh. Trong đó, Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%. Riêng năm 2012, tổng sản phẩm GDP (giá so sánh với năm 1994) tăng 8,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng 24,11%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.124,19 triệu USD, tăng 18,59%; doanh thu du lịch tăng 14,04%, thu ngân sách 9.767 tỷ đồng, tăng 17,36% [6].

Môi trường kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa rất thuận lợi để phát triển các hoạt động tài chính vì ngân hàng vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế trẻ. Đồng thời, sự phát triển nhanh của nền kinh tế Khánh Hòa sẽ tạo đà cho hệ thống các ngân hàng tăng cường cung cấp dịch vụ tài chính như: cho vay, huy động tiền thanh toán, trả lương qua thẻ ATM, liên kết cho vay CBCNV...

- Môi trường Chính trị, luật pháp: Trong những năm qua, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Riêng KCN Suối Dầu đã thu hút được 49 dự án đầu tư (trong đó có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 30 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký khoảng 183,83 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 81,93 triệu USD. Từ năm 2011, 2 cụm công nghiệp (CCN) vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động gồm: CCN Diên Phú (huyện Diên Khánh) và CCN Đắc Lộc (TP. Nha Trang), thu hút 45 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 447 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa [II.13]. Hiện nay Khánh Hoà, đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp trảng É – Cam Lâm, Ninh Thuỷ, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh. Sau khi quy hoạch xong và xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, nước…sẽ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư vào các khu vực này. Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

Môi trường pháp lý với các chính sách kêu gọi đầu tư hợp lý tạo đà cho nền kinh tế phát triển, đây cũng được xem là yếu tố vĩ mô thuận lợi gián tiếp hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

* Môi trường vi mô (môi trường ngành):

- Các đối thủ cạnh tranh: Tính riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 35 Chi nhánh các TCTD bao gồm: 6 Chi nhánh Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển, Công ty cho thuê tài chính, ngân hàng liên doanh Việt Nga, 25 Chi nhánh Ngân hàng TMCP và 3 quỹ tính dụng nhân dân cơ sở. Với lượng khách hàng không tăng nhiều qua các năm, hệ thống các ngân hàng thì ngày càng nhiều tạo nên áp lực cạnh tranh lớn cho SeABank Nha Trang trong việc duy trì lượng khách hàng hiện tại cũng như tìm kiếm, phát triển thêm hệ thống khách hàng cả về chất lẫn về lượng.

- Các đối thủ tiềm năng: Trong tương lai, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO bằng việc gỡ bỏ những rào cản về mặt pháp lý hạn chế việc mở chi nhánh của các ngân hàng thương mại nước ngoài và liên doanh. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt là theo Cam kết mới của Thủ tướng chính phủ về việc mở room đầu tư cho các ngân hàng nước ngoài được mua đến 49% cổ phần tại các ngân hàng TMCP Việt Nam sẽ làm thay đổi bộ mặt của hệ thống các ngân hàng tại Việt nam trong tương lai. Khi đó, Khánh Hòa sẽ có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động sẽ cạnh tranh với nhau, thị phần hiện tại của SeABank sẽ ít nhiều thanh đổi nếu không có chiến lược cạnh tranh phù hợp.

- Khách hàng và nhà cung cấp: Khách hàng cũng đồng thời là nhà cung cấp lượng tiền cho hoạt động của ngân hàng. Khách hàng bao gồm các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng cung cấp dịch vụ; tuy SeABank luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ nhưng cũng có những hạn chế nhất định trong năng lực cung cấp dịch vụ như: hệ thống mạng lưới chưa được mở rộng trên cả nước (chỉ tương đối mạnh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang), các sản phẩm thanh toán quốc tế chưa đa dạng nên doanh số thanh toán quốc tế của SeABank Nha Trang không cao; các tiện ích của các loại thẻ do SeABank phát hành hiện nay cũng có tính cạnh tranh thấp hơn so với các ngân hàng khách khi chưa liên kết được nhiều các dịch vụ thanh toán qua thẻ, đây cũng là hạn chế lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SeABank trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, lãi suất tín dụng của SeABank cũng khá cao so với mặt bằng lãi suất cho vay, vì vậy các khách hàng vay vốn tại SeABank sẽ không duy trì giao dịch với SeABank nếu có thể vay vốn được với lãi suất thấp hơn tại ngân hàng khác. Qua các phân tích trên cho thấy áp lực từ phía khách hàng đồng thời cũng là nhà cung cấp vốn hoạt động cho SeABank khá lớn, để duy trì và tạo lòng trung thành của khách hàng dành cho SeABank là một bài toán khó đỏi hỏi SeABank phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.

- Sản phẩm thay thế: Một số loại dịch vụ như thanh toán quốc tế, đầu tư dự án … các chi nhánh NHTM khác tham gia với mức độ tăng dần. Ngoài ra, hàng loại dịch

vụ mới chưa được thực hiện tại Việt Nam, các NH nước ngoài sẽ cung cấp như môi giới tiền tệ, kinh doanh cái sản phẩm phái sinh. Đặc biệt với tâm lý tích góp của người Việt Nam từ bao đời nay không bao giờ đầu tư vào một nơi duy nhất, khi nền kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng, người ta thường có xu hướng chuyển sang đầu tư vào các tài sản khác như: ngoại tệ, vàng, kim loại quý, mua bảo hiểm, mạo hiểm hơn thì đầu tư vào thị trường chứng khoán, đầu tư bất động sản.

2.2.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của SeABank Nha Trang:

2.2.2.1 Điểm mạnh:

- SeABank Nha Trang là một trong những ngân hàng TMCP có mặt sớm tại

tỉnh Khánh Hòa nên có hệ thống khách hàng tương đối lớn, mặt khác SeABank Nha Trang bắt đầu hoạt động với sự nổi trội về mặt bằng lãi suất huy động vào thời điểm thành lập (tháng 7/2007, giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 SeABank giữ mức lãi suất huy động cao nhất hệ thống ngân hàng) nên thu hút được một lượng khách hàng giao dịch lớn.

- SeABank là ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chất lượng cung cấp dịch vụ luôn nằm trong top 5 theo đánh giá của khách hàng tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Từ khi thành lập, SeABank Nha Trang không ngừng tăng trưởng qua các năm, đặc biệt trong năm 2010 cùng với chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu và ra đời hàng loạt các sản phẩm nổi trội, SeABank Nha Trang đạt tốc độ tăng trưởng số dư huy động gần 200%, dư nợ cũng tăng trưởng đạt mức 189% so với năm 2009.

- SeABank Nha Trang được trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại mang tầm

quốc tế với hệ thống phần mềm corebanking T24, đồng thời hệ thống SeABank đang xây dựng công nghệ điện toán đám mây riêng với nhiều ứng dụng hiện đại phục vụ toàn bộ hoạt động ngân hàng, trong đó có nhiều ứng dụng hướng đến các dịch vụ khách hàng. Vì những nỗ lực về đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, tháng 4/2013, SeABank đã được The Asian Banker bình chọn là “Ngân hàng có ứng dụng điện toán đám mây tốt nhất Việt Nam 2013”. Với công nghệ này, nếu ngân hàng ứng dụng tốt sẽ tạo ra được hệ thống quản lý khách hàng chuyên nghiệp và quản trị rủi ro tốt.

2.2.2.2. Điểm yếu:

- SeABank có hệ thống mạng lưới chưa được rộng, chỉ tập trung ở các thành

phố lớn nên dịch vụ chuyển tiền trong hệ thống không phát triển bằng các đối thủ cạnh tranh như Sacombank, eximbank, Đông Á bank…

- Các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm thẻ, sản phẩm cho vay chưa đa dạng, số

lượng thẻ phát hành còn thấp, đồng thời các mức phí và lãi suất cho vay tương đối cao so với các Ngân hàng TMCP Nhà nước và một số ngân hàng TMCP khác. Số lượng các máy ATM và POS ít nên doanh thu từ các dịch vụ thanh toán qua POS chưa cao.

- Đội ngũ nhân viên trẻ nên thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với các nghiệp vụ mới. Công tác đào tạo và cơ chế đãi ngộ cho cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, chính sách lương thưởng chưa hợp lý nên đội ngũ nhân sự chưa ổn định.

2.2.2.3 Cơ hội:

- Năm 2009 SeABank bắt đầu hợp tác của cổ đông chiến lược là ngân hàng Sociéte Generale tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu nắm giữ 20% cổ phần của SeABank. Société Générale đã cử các chuyên gia cao cấp từ Trụ sở chính tại Paris (Pháp) sang trực tiếp làm việc và hỗ trợ SeABank trong tất cả các hoạt động hàng ngày của ngân hàng như cơ cấu nhân sự, quản trị rủi ro, phát triển mạng lưới, xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ... hướng tới mục tiêu đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để SeABank tận dụng được kinh nghiệm bán lẻ có được từ đối tác trên, đồng thời có thể mở rộng thêm mạng lưới khách hàng thông qua đối tác chiến lược.

- Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế đang phát triển của tỉnh Khánh Hòa cùng với đặc điểm kinh tế, xã hội với tỷ lệ dân thành thị và trình độ dân trí cao là thị trường tiềm năng để SeABank Nha Trang phát triển kinh doanh.

- Các chính sách pháp luật đang được điều chỉnh theo hướng hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường như Dự thảo thanh toán các giao dịch mua bán xe, nhà đất phải thanh qoán qua ngân hàng, các cơ quan hành chính, công ty nhà nước thực hiện trả lương qua thẻ cũng là cơ hội tốt để phát triểm thêm hệ thống khách hàng.

2.2.2.4 Thách thức

- Tỉnh Khánh Hòa hiện có 35 chi nhánh Ngân hàng đang hoạt động, thị phần

lớn thuộc về các ngân hàng thuộc khối nhà nước, vì vậy SeABank Nha Trang chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình trên địa bàn khánh Hòa do sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh.

- Nền kinh tế trong những năm qua gặp nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến tâm

lý của khách hàng, với thông tin nhiều ngân hàng TMCP nhỏ có nguy cơ bị xóa sổ, bị sáp nhập ảnh hưởng lớn đến tâm lý của khách hàng, nhiều khách hàng quay về sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng TMCP vốn nhà nước vì lo sợ rủi ro về tính thanh khoản.

- Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực ngân hàng cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu. Đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hạn hẹp.

- Ngân hàng chịu nhiều áp lực trong việc duy trì, mở rộng mạng lưới khách hàng phải song hành với quản trị rủi ro, giảm thiểu phát sinh nợ xấu và số liệu ảo từ các khách hàng không hoạt động.

- Nguồn nhân lực có năng lực của hệ thống ngân hàng thường không có độ trung thành cao, thường bị lôi kéo về nơi trả lương cao hơn.

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012: giai đoạn 2009 – 2012:

2.3.1 Năng lực tài chính:

2.3.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh:

Ngân hàng SeABank Nha Trang bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2007 đến nay cũng đã gặt hái được những thành công nhất định, kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước. Đồng thời với thúc đẩy tăng trưởng, SeABank Nha Trang luôn cố

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 43 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)