Phân tích các đối thủ cạnh tranh của SeABank tại tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 77)

Đến cuối năm 2012, trên địa bàn Khánh Hòa có 35 tổ chức tín dụng, bao gồm: 8 ngân hàng thương mại nhà nước (kể cả NH chính sách xã hội và NH phát triển); 26 NHTM cổ phần và 1 quỹ tín dụng nhân. Số lượng như vậy được xem là khá nhiều với so một tỉnh có diện tích chưa lớn, dân số chưa đông và kinh tế phát triển dựa vào du lịch, thương mại, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vì vậy việc thành lập nhiều chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các ngân hàng trực tiếp cạnh tranh với SeABank Nha Trang hiện này là các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần có qui mô lớn như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, ACB, Sacombank, Techcombank….Tuy nhiên, so với các ngân hàng TM quốc doanh thì SeABank có quy mô nhỏ hơn nên việc đánh giá không tương đương về quy mô và năng lực hoạt động, tác giả lựa chọn 4 ngân hàng có quy mô hoạt động và thị phần tương đương để phân tích năng lực cạnh tranh so với SeABank tại tỉnh Khánh Hòa, cụ thể như sau:

- Chi nhánh Ngân hàng Sacombank Khánh Hòa:

Là Chi nhánh ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất trong số các Ngân hàng TMCP tại tỉnh Khánh Hòa, bao gồm 7 phòng giao dịch. Với mạng lưới hoạt động rộng lớn cùng uy tín đã tạo tập từ 10 năm nay tại tỉnh Khánh Hòa, Sacombank Khánh Hòa có tổng nguồn vốn huy động đạt 2.307 tỷ đồng, chiếm 7,41% về thị phần vốn huy động (bảng 2.3); dư nợ vay đạt 1.639 tỷ đồng, chiếm 7,45% về thị phần cho vay (bảng

2.6). Như vậy Sacombank Khánh Hòa là ngân hàng có số dư nợ cho vay và vốn huy

động cao nhất trong hệ thống NHTM ngoài quốc doanh tại Khánh Hòa. Đồng thời số lượng khách hàng của Sacombank cũng chiếm ưu thế hơn hẳn các ngân hàng TMCp khác trên địa bàn. Để tăng trưởng nguồn vốn huy động một cách bền vững và ổn định, Chi nhánh Ngân hàng Sacombank đã thực hiện kết hợp đồng thời nhiều biện pháp: đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn; Áp dụng mức lãi suất linh hoạt; Tăng cường công tác tiếp thị; khuyến mãi v.v...Sacombank luôn đầu tư nghiên cứu xây dựng hình ảnh, thương hiệu, cách thức thức tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Áp dụng một số hình thức khuyến khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng; Giảm hoặc miễn một số phí khi khách hàng sử dụng dịch vụ; Thường xuyên tổ chức thăm hỏi nhân dịp Lễ, Tết; và nhiều hình thức khác với mong muốn làm cho khách hàng nhận thấy rằng họ luôn luôn là người bạn đồng hành. Đây là một đối thủ lớn của SeABank Nha Trang trong hệ thống NHTMCP tại tỉnh Khánh Hòa.

- Chi nhánh Ngân hàng VIB Khánh Hòa.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP VIB Khánh Hòa là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tương tự như một số ngân hàng TMCP, năm 2010 VIB đã thay đổi nhận diện thương hiệu và chính sách sản phẩm mới rất linh hoạt. Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 790 tỷ đồng chiếm 2,41% về thị phần huy động vốn (bảng 2.3), dư nợ đạt 386 tỷ đồng chiếm 1,75% thị phần cho

vay (bảng 2.6). Năm 2011 dư nợ của VIB giảm đáng kể do VIB thay đổi các chính sách vay, thắt chặt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để đảm bảo thanh khoản và nâng cao chất lượng tín dụng, nhờ vậy mà VIB có tỷ lệ nợ xấu khá thấp. VIB Nha Trang là đối thủ có quy mô và năng lực hoạt động tương đương với SeABank Nha Trang, có lượng khách hàng khá lớn do hoạt động tại tỉnh Khánh Hòa từ năm 2005.

- Chi nhánh Ngân hàng Quân đội (MB) Khánh Hòa:

Ngân hàng Quân đội có mặt sau SeABank tại tỉnh Khánh Hòa như hiện nay có tổn dư nợ và huy động cao hơn so với SeABank Nha Trang khá nhiều, tính đến cuối năm 2012, tổng huy động của MB Khánh Hòa là 840 tỷ đồng, chiếm 2,7% thị phần huy động toàn tỉnh (bảng 2.3), tổng dư nợ là 462 tỷ đồng, chiếm 2,1% thị phần cho

vay toàn tỉnh (bảng 2.6), trong năm 2012 MB có tỷ lệ tăng trưởng huy động rất mạnh

(230% so với năm trước) nhờ MB đa dạng hóa các sản phẩm huy động, kết hợp với các chương trình tặng quà, rút thăm trúng thưởng, đồng thời MB có lượng khách hàng tiềm năng rất lớn từ hệ thống các cơ quan quốc phòng trên toàn tỉnh như: trường Sỹ quan thông tin, học viện hải quân, Bộ tổng chỉ huy quân sự tỉnh, tỉnh đội, Đồng biên phòng….Với thực lực hiện tại, MB Khánh Hòa đang là đối thủ cạnh tranh của SeABank trên lĩnh vực vốn huy động, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

- Chi nhánh Ngân hàng Á Châu:

Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.836 tỷ đồng, chiếm 5,89% thị trường vốn huy động (bảng 2.3); dư nợ cho vay đạt 460 tỷ đồng, chiếm 2,09% thị phần cho vay của tỉnh (bảng 2.6), thị phần ACB trong năm 2011-2012 suy giảm là do ACB gặp những biến động lớn trong Hội đồng quản trị, cổ đông chiếm cổ phần chi phối gặp những vướng mắc về pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng, tuy vậy ACB vẫn là Ngân hàng có thị phần huy động và cho vay lớn trong số các ngân hàng TMCP tại tỉnh Khánh Hòa. ACB vẫn là đối thủ cạnh tranh rất mạnh không chỉ đối với SeABank Nha Trang trên lĩnh vực huy động vốn mà còn là đối thủ cạnh tranh toàn diện về các loại sản phẩm ngân hàng có công nghệ hiện đang có trên thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 77)