Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 77 - 85)

Để xác định rõ năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu trong cạnh tranh của SeABank, tác giả xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá của các chuyên gia. Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài bằng cách đưa vào đó các yếu tố quan trọng của môi trường bên trong để so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Cơ sở để lựa chọn các đối thủ so sánh là: 3 Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tương đương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Ngân hàng ACB Khánh Hòa, Ngân hàng Quân đội chi nhánh Khánh Hòa; 01 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có cùng quy mô và thị trường là Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long MHB.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lập một danh sách khoảng từ trên 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nêu trên và yếu tố này có tham khảo ý kiến chuyên gia. Cụ thể tác giả đưa ra 11 yếu tố chính trên cơ sở được rút ra trên cơ sở khảo sát đánh giá của khách hàng, thao khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như sau:

- Yếu tố 1 (Khả năng tài chính): Khả năng tài chính mạnh giúp cho ngân hàng

mạnh dạn đầu tư những dự án lớn có lợi nhuận cao trong hiện tại và trong tương lai.

- Yếu tố 2 (Đội ngũ nhân viên): Nhân viên giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có

tầm, có tâm và có nghệ thuật ăn nói thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng là đối tượng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tính toán công việc hợp lý sẽ mang lại cho ngân hàng lợi nhuận nhiều hơn.

- Yếu tố 3 (Chất lượng tín dụng): Chất lượng của các khoản vay cũng cho thấy năng lực hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có phát sinh nhiều nợ xấu sẽ làm mất lòng tin của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiền gửi, vì vậy chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng nghĩa với việc duy trì thanh khoản và hệ thống khách hàng.

- Yếu tố 4 (Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ): Các sản phẩm càng đa dạng thì

số lượng khách hàng cũng sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng tăng theo để phù hợp với tốc độ phát triển chung của toàn xã hội.

- Yếu tố 5 (Quản trị rủi ro): Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng cao, đồng thời hạn chế các rủi ro thanh khoản làm mất uy tín và hình ảnh chung của ngân hàng.

- Yếu tố 6 (Năng lực công nghệ): hiệu quả của việc sự dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng là rất lớn nhằm mục dích thỏa mãn ngày càng nhiều khách hàng khó tính. Giúp cho nhân viên ngân hàng xử lý nhanh và chính xác các nghiệp vụ phát sinh tiết kiệm nhiều chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.

- Yếu tố 7 (Hoạt động marketing): hoạt động marketing của ngân hàng càng

hiệu quả thì khách hàng biết đến ngân hàng và tìm đến sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều hơn, vì vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng phải tìm cách phát huy hiệu quả của hoạt động marketing.

- Yếu tố 8 (Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ): trong những năm trở lại đây lãi suất đầu vào tại các các ngân hàng theo mức không chế tối đa của Ngân hàng nhà nước nên về mặt quản lý thì tất cả gần như áp dụng một mức lãi suất đầu vào. Lãi suất đầu ra và chi phí dịch vụ là cái giá mà người sử dụng phải trả khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

- Yếu tố 9 (Mạng lưới phân phối): Mạng lưới có ý nghĩa rất lớn trong phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu và thực hiện các tiện ích cho khách hàng.

- Yếu tố 10 (Thị phần): Thị phần là yếu tốt đánh giá năng lực hoạt động của 1 ngân hàng, ngân hàng có thị phần lớn thì năng lực cạnh tranh càng cao.

- Yếu tố 11 (Uy tín, thương hiệu): Thương hiệu, uy tín của là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng, vì vậy càng chú trọng phát triển quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín thì ngân hàng càng phát triển được nhiều khách hàng hơn.

Bước 2: Dựa trên đánh giá của các chuyên gia theo hệ điểm từ 1-5, trong đó: 1- Không quan trọng; 2 – quan trọng rất ít; 3- ảnh hưởng trung bình; 4 - quan trọng; 5- rất quan trọng; từ đó đánh giá được tỷ trọng của từng nhân tố ảnh hưởng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của 1 Ngân hàng TMCP.

Bảng 2.13 Đánh giá tỷ trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Điểm đánh giá Stt Các nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 Điểm trung bình Tỷ trọng 1 Khả năng tài chính 0 0 2 3 5 4.30 0.096

2 Đội ngũ nhân viên 0 0 4 4 2 3.80 0.085

3 Chất lượng tín dụng 0 0 2 3 5 4.30 0.096

4 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 0 0 6 3 1 3.50 0.078

5 Quản trị rủi ro 0 0 1 4 5 4.40 0.098

6 Năng lực công nghệ 0 0 2 4 4 4.20 0.094

7 Hoạt động marketing 0 0 3 4 3 4.00 0.089

8 Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ 0 1 2 3 4 4.00 0.089

9 Mạng lưới phân phối 0 0 1 4 5 4.40 0.098

10 Thị phần 0 2 3 1 4 3.70 0.083

11 Uy tín, thương hiệu 0 1 2 2 5 4.10 0.092

Bước 3: Khảo sát đánh giá của các chuyên gia về điểm của các nhân của ảnh hưởng của từng Ngân hàng theo thang điểm từ 1-5, trong đó 1 – Yếu; 2- Trung bình; 3- Khá; 4- Tốt; 5- Rất tốt.

Bước 4: Tổng hợp điểm số trung bình từ ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhân với điểm trọng số đã tính theo bảng 2.13 và cộng số điểm của tất cả các nhân tố ảnh hưởng để xác định tổng số điểm của ma trận.

71

Bảng 2.14 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

(1)Sacombank (2)ACB (3)MB (4)MHB (5)SeABank

Stt Các nhân tố ảnh hưởng

1 2 3 4 5 TB 1 2 3 4 5 TB 1 2 3 4 5 TB 1 2 3 4 5 TB 1 2 3 4 5 TB

1 Khả năng tài chính 0 0 2 4 4 4.2 0 1 5 4 0 3.3 0 0 5 5 0 3.5 0 3 6 1 0 2.8 0 4 6 0 0 2.6

2 Đội ngũ nhân viên 0 0 4 5 1 3.7 0 0 6 4 0 3.4 0 0 7 3 0 3.3 0 4 6 0 0 2.6 0 0 7 3 0 3.3

3 Chất lượng tín dụng 0 0 6 4 0 3.4 0 0 7 3 0 3.3 0 0 2 7 1 3.9 0 3 7 0 0 2.7 0 1 8 1 0 3

4 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 0 0 3 6 1 3.8 0 0 7 2 1 3.4 0 0 7 3 0 3.3 0 7 3 0 0 2.3 0 0 7 2 1 3.4

5 Quản trị rủi ro 0 1 6 3 0 3.2 0 2 7 1 0 2.9 0 0 8 2 0 3.2 0 7 3 0 0 2.3 0 1 7 2 0 3.1

6 Năng lực công nghệ 0 1 5 4 0 3.3 0 2 6 1 1 3.1 0 0 5 4 1 3.6 0 6 4 0 0 2.4 0 3 4 3 0 3

7 Hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ 0 0 6 3 1 3.5 0 1 7 2 0 3.1 0 0 5 4 1 3.6 0 8 2 0 0 2.2 0 1 6 3 0 3.2

8 Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ

0 2 6 1 1 3.1 0 0 6 4 0 3.4 0 0 7 3 0 3.3 0 4 5 1 0 2.7 0 4 4 2 0 2.8

9 Mạng lưới phân phối 0 0 3 6 1 3.8 0 2 7 1 0 2.9 0 1 7 2 0 3.1 0 5 5 0 0 2.5 0 5 5 0 0 2.5

10 Thị phần 0 0 1 3 6 4.5 0 1 6 3 0 3.2 0 3 6 1 0 2.8 0 6 4 0 0 2.4 0 3 6 1 0 2.8

11 Uy tín, thương hiệu 0 0 3 6 1 3.8 0 3 6 1 0 2.8 0 1 8 1 0 3 0 7 3 0 0 2.3 0 3 6 1 0 2.8 1: Yếu; 2: Trung Bình; 3: Khá; 4: Tốt; 5: Rất tốt

72

Bảng 2.15: Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Sacombank ACB MB MHB SeABank

Stt Các nhân tố ảnh hưởng Tỷ trọng điểm Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số 1 Khả năng tài chính 0.096 4.2 0.40 3.3 0.32 3.5 0.34 2.8 0.27 2.6 0.25 3 Đội ngũ nhân viên 0.085 3.7 0.31 3.4 0.29 3.3 0.28 2.6 0.22 3.3 0.28 3 Chất lượng tín dụng 0.096 3.4 0.33 3.3 0.32 3.9 0.38 2.7 0.26 3 0.29 4 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 0.078 3.8 0.30 3.4 0.27 3.3 0.26 2.3 0.18 3.4 0.27 5 Quản trị rủi ro 0.098 3.2 0.31 2.9 0.29 3.2 0.31 2.3 0.23 3.1 0.31 6 Năng lực công nghệ 0.094 3.3 0.31 3.1 0.29 3.6 0.34 2.4 0.23 3 0.28 7 Hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ 0.089 3.5 0.31 3.1 0.28 3.6 0.32 2.2 0.20 3.2 0.29 8 Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ 0.089 3.1 0.28 3.4 0.30 3.3 0.30 2.7 0.24 2.8 0.25 9 Mạng lưới phân phối 0.098 3.8 0.37 2.9 0.29 3.1 0.31 2.5 0.25 2.5 0.25

10 Thị phần 0.083 4.5 0.37 3.2 0.26 2.8 0.23 2.4 0.20 2.8 0.23

11 Uy tín, thương hiệu 0.092 3.8 0.35 2.8 0.26 3 0.28 2.3 0.21 2.8 0.26

Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy SeABank Nha Trang có khả năng cạnh tranh thấp đứng thứ hai trong 5 ngân hàng có quy mô tương đương đã điều tra trên địa bàn tỉnh, với số điểm 2,94 kém ngân hàng dẫn đầu Sacombank 0.71 điểm. Sacombank hiện đang dẫn đầu về năng lực cạnh tranh với số điểm 3.65 điểm, tiếp theo là Ngân hàng MB với 3,33 điểm và ACB với 3.16 điểm. Như vậy, so với các đối thủ cạnh tranh trên, năng lực cạnh tranh của SeABank còn cách một khoảng khá xa và chỉ so sánh được đội ngũ nhân viên, sự đang dạng của sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh SeABank Nha Trang cần cải thiện rất nhiều về các mặt như khả năng tài chính, mạng lưới phân phối và tăng cường các hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa qua các năm 2009-2012. Qua phân tích có thể thấy năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang hiện chưa cao, thể hiện ở thị phần cho vay, huy động và doanh thu dịch vụ còn khá thấp. Đồng thời tốc độ tăng trưởng của SeABank Nha Trang các năm gần đây khá chậm, cho thấy SeABank cần phải có một hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing, đi đôi với quản trị rủi ro tốt để có thể tăng trưởng cao, bền vững. Đồng thời, tác giả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của SeABank và đánh giá các đối thủ cạnh tranh của SeABank Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa để thấy được tiềm lực và lợi thế của mỗi ngân hàng. Dựa trên kết quả của ma trận hình ảnh cạnh tranh được lập theo phương pháp đánh giá chuyên gia, tác giả nhận định rõ được những mặt nào thuộc điểm mạnh, điểm yếu của SeABank Nha Trang để từ đó có những giải pháp và kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABanh Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa trong tương lai. Vấn đề này sẽ được tác giả trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SEABANK NHA TRANG TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

ĐẾN NĂM 2015 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của SeABank Chi nhánh Nha Trang đến năm 2015: 3.1.1 Định hướng phát triển của SeABank Chi nhánh Nha Trang:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)