Thiết kế câu hỏi bảng hỏi điều tra

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 64 - 138)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Thiết kế câu hỏi bảng hỏi điều tra

3.1.1. Thang đo và các mục hỏi

Thang đo nhiều chỉ báo hay thang đo Likert là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Bình thường; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý

3.1.1.1 Đo lường các nhân tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

a/ Các mục hỏi liên quan đến vị trí của khách sạn: Vị trí khách sạn – nhà hàng thể hiện lợi thế về vị trí địa lý và cảnh quan, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm cư trú của du khách, vì vậy một khách sạn có vị thế tốt được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tốt hơn(http://www.hospitalite.vn/2012/05/08/nghien-cuu- cua-cornell-ve-anh-huong-cua-vi-tri-trung-tam-toi-gia-khach-san). Trong bảng hỏi có đề cập đến các nội dung: “ Vị trí thuận lợi”, “ Vị trí đặc địa”, “ Vị trí có lợi thế cạnh tranh”

b/ Các mục hỏi tìm hiểu về hoạt động quảng bá sản phẩm và hình ảnh khách sạn: Quảng bá chỉ hiệu quả khi nào nó nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Các câu trong bảng hỏi thể hiện: “ Hỗ trợ của chính quyền trong công tác quảng bá”, “ DN đề cao công tác quảng bá” và “công tác quảng bá được thực hiện thường xuyên”

c/ Các mục hỏi đo lương cơ cấu và chất lượng nhân viên của khách sạn:

Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao và đội ngũ quản lý giỏi giàu kinh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp không có được lợi thế này. Một hệ thống đội ngũ nhân viên và quả lý giỏi sẽ giúp cho năng suất công việc được nâng cao và duy trì với tiến độ nhanh chóng

Bảng hỏi nêu các vấn đề liên quan như: “ Cơ cấu hợp lý của các bộ phận”, “ Sự năng động của ban lãnh đạo DN”, “ Đội ngũ nhân viên đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ”

d/ Các mục hỏi nhận diện sự thay đổi, cơ cấu lại nhân lực hàng năm: Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên mới hàng năm của doanh nghiệp càng thấp thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều khoảng chi phí đào tạo lại nhân viên, tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh sẽ ít bị gian đoạn hơn (http://www.nhansu.com.vn/chien-luoc/khich-le-nhan-vien/327-giu-chan-va-khich-le- nhan-vien.html).

e/ Các mục hỏi đánh giá về yếu tố con người và dịch vụ khách hàng: Phong cách phục vụ tốt là cơ sở làm khách hang hài lòng và quay lại, cũng như chi tiêu nhiều hơn (Seiders et al., 2005). Việc làm khách hàng hài lòng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng hài lòng khi nhu cầu của họ được thỏa mãn, và sẽ trở thành khách hàng trung thành khi mức độ hài lòng cao (Nguồn: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại siêu thị Co.opMart Huế, Nguyễn Ngọc Minh, 2010). bảng hỏi thể hiện các ý kiến hỏi như sau: “ Tính chuyên nghiệp của nhân viên”, “ Trách nhiệm của nhân viên”, “ Kỷ năng giải quyết tốt các tình huống bât thường xảy ra đáp ứng y/c của khjách hàng”

g/ Các mục hỏi liên quan đến yếu tố giá cả của khách sạn: Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh, một trong những chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành (Nguồn: lvc.edu.vn/download.php?id=51) các vấn đề cần hỏi đó là: “Tính phù hợp”, “ Tính cạnh tranh”, “Tính minh bạch, công khai”

h/ Các mục hỏi tìm hiểu các hình thức hỗ trợ của địa phương trong thời gian qua: Sự hỗ trợ của chính quyền, nhà nước đối với hoạt động của DN là hết sức quan trong, nó có thể làm thay đổi một cáh căn bản về qui mô và hình ảnh của DN. Trong bảng hỏi tác giả đưa ra để DN cung cấp một số ý kiến về ”Hỗ trợ tư vấn pháp lý trong kinh doanh”, ”Giải quyết hoặc đề đạt lên cấp trên các vướng mắc của DN một cách kịp thời”, ” Công tác ANTT tại địa phương”.

3.1.1.2. Đo lường các thông tin khác về doanh nghiệp

Các thông tin của liên quan về doanh nghiệp để định hình được doanh nghiệp đó thuộc loại hình DN nào.

Số năm hoạt động (Tuổi của DN) của doanh nghiệp phản ánh kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình ( Nguồn: Phân tích hoạt động kinh doanh, GS-TS-NGUT. Bùi xuân Phong, 2007).,

”Qui mô doanh nghiệp” được hiểu một cách khái quát và đơn giãn chính là kích thước của doanh nghiệp đó. Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên vốn, lao động hay doanh thu của doanh nghiệp (www.vnr500.com.vn).

Ngoài ra còn có một số câu hỏi liên quan để biết được: ”Trình độ học vấn của chủ DN” , sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp...

3.1.2. Cấu trúc nội dung bảng hỏi

Bảng câu hỏi điều tra là một hệ thống các câu hỏi được tác giả xây dựng nhằm mục đích thu thập các số liệu sơ cấp của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại Cửa Lò từ chính các doanh nghiệp này.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ đựơc trả lời bởi chính các chủ doanh nghiệp được khảo sát hoặc một cá nhân thuộc các doanh nghiệp (nắm bắt chính xác về doanh nghiệp). Cấu trúc bảng hỏi được chia làm 3 phần 25 câu (Có phụ lục kèm theo)

Phần 1 của bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin của doanh nghiệp liên quan đén hoạt động kinh doanh. Phần này bao 09 câu "phát biểu" cho các khía cạnh của các nhân tố liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn lựa chọn và đánh dấu. Thang đo 5- points Likert đã được sử dụng để lượng hóa sự lựa chọn của doanh nghiệp đối với mỗi phát biểu được nêu ra trong bảng hỏi; bao gồm các mức độ: (1) “hoàn toàn không đồng ý”, (2) “Không đồng ý”, (3) “không bất đồng cũng không đồng ý”, (4) “Đồng ý”, (5) “ Hoàn toàn đồng ý”.

Phần 2 của bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin của nền tảng hình thành và hoạt động của doanh nghiệp. Phần này bao gồm 6 "phát biểu" về các khía cạnh về qui mô DN, tuổi DN, trình độ chủ DN, các sản phầm của doanh nghiệp... được đo lường bằng cách chọn một trong các phương án mà người hỏi đưa ra.

Phần 3 của bảng hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin chung về doanh nghiệp được phỏng vấn như: tên DN, địa chỉ...Phần này bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến thông tin chung của doanh nghiệp.

Đây là bảng câu hỏi chung, nhưng do các đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nên sẽ tùy vào từng đối tượng mà tác giả sẽ phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi qua mail tới chủ các doanh nghiệp các các cá nhân đại diện cho doanh nghiệp khảo sát.

3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu dữ liệu thứ cấp 3.2.1. Phương pháp thu dữ liệu thứ cấp

Đây là các số liệu phản ánh tình hình hoạt động của các DN kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò

- Sở KH-DT tỉnh Nghệ An - Chi cục Thuế thị xã Cửa Lò - Phòng Kinh tế thị xã

- Phong VH-TT-DL thị xã - UBND thị xã Cửa Lò

Tác giả tham khảo các thông tin từ các tài liệu của các cơ quan nói trên để thu thập các số liệu cần thiết về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng tại Cửa Lò. Đồng thời thu thập các ý kiến đánh giác của các lãnh đạo cơ quan ban ngành và các chuyên gia về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò. Các thông tin được cập nhật trên kênh thông tin của thị xã Cửa Lò về du lịch, các thông tin được cập nhật thường xuyên và rất thuận tiện trong việc nghiên cứu của tác giả.

3.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp

Tác giả đề nghị sự hợp tác của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò và tiến hành khảo sát và phỏng vấn tại các doanh nghiệp này. Trong quá trình thực hiện khảo sát và phỏng vấn tác giả nhận được sự hỗ trợ từ các bạn bè và người thân chi ra thành nhiều nhóm để tiến hành phát phiếu khảo sát và phỏng vấn các chủ doanh nghiệp khác sạn, nhà hàng tại Cửa Lò.

Các số liệu này sẽ được tổng hợp trên các phần mềm Excel hoặc SPSS. Quá trình phân tích số liệu sẽ chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế chung của hệ thống khách sạn nhà hàng; Dùng phương pháp phân tích hồi qui để xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố này đối với biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh tế để trên

cơ sở này sẽ đề xuất các giải pháp chính sách với mục tiêu phát triển một cách bền vững.

3.3. Mẫu nghiên cứu 3.3.1. Xác định cỡ mẫu 3.3.1. Xác định cỡ mẫu

Do đề tài nghiên cứu được chấp nhận là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Thị xã Cửa Lò nên nghiên cứu sẽ lấy mẫu bằng 70 – 78% trên số doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng là 280 DN. Như vậy mẫu của mô hình nghiên cứu ký hiệu là N = 210. Với tổng thể và kích cở mẫu như thế có thể đảm bảo giải quyết một phần số liệu cho các nghiên cứu của các đề tài sau này khi phạm vi mở ra cho toàn địa bàn thị xã Cửa Lò nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung.

3.3.2. Xác định quy cách chọn mẫu

Tác giả chọn mẫu theo cơ cấu cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu chọn mẫu

Loại hình DN Số lượng Tỷ lệ Doanh nghiệp NN 30 75% Cty TNHH 70 77.7% Cty Cổ phần 60 75% DNTN 50 71% Tổng số 210

Cơ cấu này phù hợp với thực tế tổng thể các loại hình doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò và cũng đảm bảo được yếu tố khách quan, đầy đủ và đang dạng của các doanh nghiệp được khảo sát. Qua đó đảm bảo độ chính xác và thực thi của mô hình

3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thứ nhất, tác giả thu thập thông tin thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng tại Cửa Lò. Như vậy, thông tin sẽ đảm bảo tính thực tế và cập nhật nhất. Ngoài ra, tác giả thu thập các thông tin về các doanh nghiệp qua viễ trao đổi trực tiếp qua thư điện tử.

Thứ hai, tác giả tổng hợp các thông tin từ các báo cáo, các tài liệu lưu trữ tại các phòng, ban, cục tại địa phương thị xã Cửa Lò lien quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác sạn, nhà hàng tại Cửa Lò.

Thứ ba, tác giả tìm kiếm các bài viết trên mạng Internet, từ các trang dulichcualo.com, các trang thông tin của thị xã Cửa Lò… và các bài nghiên cứu trước

để có được những thông tin đầy đủ và cập nhật để phục vụ việc nghiên cứu đề tài của tác giả.

Thứ tư, đối với các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các khoản đóng góp ngân sách của Doanh nghiệp, tác gia đã trực tiếp khai thác trên cớ sở dữ liệu lưu tại cơ quan thuế.

3.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.3.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo

Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach alpha là từ 0,60 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng cronbach alpha từ 0,80 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0,70 đến 0,80 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,60 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố

a) Khái niệm: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Vì vậy, phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

b) Mô hình phân tích nhân tố

Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)3 ≥ 0,50, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05.

Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,50, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,50 sẽ bị loại.

Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Thứ tư, hệ số eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988). Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun &Al-Tamimi 2003)

c) Quy trình phân tích nhân tố Bước 1: Xác định vấn đề

Xác định vấn đề nghiên cứu gồm có nhiều bước. Đầu tiên, ta phải nhận diện các mục tiêu của phân tích nhân tố cụ thể là gì. Các biến tham gia vào phân tích nhân tố phải được phân tích dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Một vấn đề là các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng và cỡ mẫu phải đủ lớn. Thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.

Bước 2: Xây dựng ma trận tương quan

Quá trình phân tích được dựa trên ma trận tương quan của các biến này. Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Trong thực tế thì thường chúng ta luôn có điều này. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ, phân tích nhân tố có thể không thích hợp. Chúng ta trông chờ rằng các biến này có tương quan chặt chẽ với nhau và như vậy sẽ tương quan chặt với cùng một hay nhiều nhân tố.

Chúng ta có thể sử dụng Bartlett's test of sphericity để kiểm định giả thuyết không (H0) là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác là ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị trong đó các giá trị trên đường chéo đều bằng một còn các giá trị nằm ngoài đường chéo đều bằng 0: Đại lượng kiểm định này dựa trên sự biến đổi thành đại lượng Chi-square từ định thức của ma trận tương quan. Đại lượng này có giá trị càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết H0 này. Nếu giả thuyết H0 không thể bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất có khả năng không thích hợp.

Bước 3: Số lượng nhân tố

Chúng ta có thể tính ra một số lượng nhân tố nhiều bằng số biến. Nhưng làm

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 64 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)