Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích:

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 48 - 138)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích:

Ba, 2007) :

- LN/CP: Là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- DT/CP: Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

- LN/DT: Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu. Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu, chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Các đánh giá chủ quan của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ (Trương Hoàng Kiệt, 2012).

2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp được hiểu một cách khái quát và đơn giãn chính là kích thước của doanh nghiệp đó. Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên vốn, lao động hay doanh thu của doanh nghiệp (Nguồn: http://www.vnr500.com.vn). Ví dụ như, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.

Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2. Số năm hoạt động (kinh nghiệm của doanh nghiệp)

Số năm hoạt động của doanh nghiệp hay còn gọi là tuổi của doanh nghiệp tính từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động cho đến thời gian hiện tại đối với doanh nghiệp còn hoạt động hoặc tính đến lúc doanh nghiệp đóng cửa (đối với các doanh nghiệp đã phá sản hoặc giải thể) Số năm hoạt động của doanh nghiệp phản ánh kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình ( Nguồn: Phân tích hoạt động kinh doanh, GS-TS-NGUT. Bùi xuân Phong, 2007).

Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Trước kia, các nhà kinh tế thường quan tâm đến ba yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất: đất đai, nhân công và vốn vào những năm 1960, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến trình độ giáo dục của công nhân và thuật ngữ “vốn nhân lực” xuất hiện từ đó. Nó được định nghĩa như là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua việc học

( Nguồn: //www.vnu.edu.vn/213/213_44to47.pdf).

Tuy nhiên, trong kinh doanh nó được hiểu hẹp hơn: chỉ bao gồm những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất. Hiểu theo nghĩa hẹp này, có thể nói nguồn vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive abilities) hình thành chủ yếu từ giáo dục chính quy (formal training); vì thế, nó trở thành một định nghĩa không đầy đủ (Nguồn: Lý thuyết vốn nhân lực trong mối quan hệ GD&XH, Trần Lê Hưu Nghĩa, DH Cần Thơ). OECD (2001) định nghĩa nguồn vốn nhân lực là “kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy”.

Theo đó, định nghĩa này ngầm bao hàm sức khoẻ của con người vì nếu không có nó thì các cá nhân không thể sống viên mãn để cống hiến với những phẩm chất mà họ có. Trên cơ sở định nghĩa của OECD (2001), tác giả xác định nhân tố vốn nhân lực theo hệ quy chiếu thời gian hiện tại của doanh nghiệp, tức là trình độ học vấn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp hiện có.

2.3.4. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (nếu có)

Nghiên cứu và phát triển bao gồm: R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia tiên phong, lớn thế giới (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%26D). "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu" (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%26D) Chi phí nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn xa rộng của các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp. Các chi phí đầu tư và phát triển không thể hiện kết quả và hiệu quả ngay tức thời mà phải trải qua một quá trình dài hạn. Nhưng đổi lại, các chi phí đầu tư và phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp

tồn tại và phát triển một cách bền vững (Nguồn: Phát triển nguồn nhân lực trong DN tại Việt Nam, Ts Nguyễn Hửu Lam, Đại học KT TP HCM, 2010).

Nói cách khác, Nghiên cứu và phát triển là một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới nói chung và doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò nói riêng. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Chính vì thế các chi phí đầu tư và phát triển về lâu dài sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng các chủ doanh nghiệp phải có chiến lược chính sách sử dụng nguồn vốn hiệu quả để có thể dưa ra các quyết định hợp lý cho các khoản chi phi đầu tư và phát triển này.

2.3.5. Mức độ nâng cao năng lực đội ngũ

Mức độ nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thể hiện qua công tác đào tào huấn luyện nhân viên của các doanh nghiệp. Các lớp đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên được tiến hành ra sao và có thường xuyên, có định kỳ hay không. Mức độ này ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển tay nghề của đội ngũ nhân lực từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguồn: các công việc cần làm để đào tạo & phát triển đội ngũ nhân lực, Nguyễn Kim Loan, SUNRISE AT, 2011)

Đối với các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng, việc thường xuyên mở các lớp đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn là rất cần thiết. Các chủ doanh nghiệp nên không nên xem việc đầu tư vào khâu đào tạo nhân lực là chi phí mà cần xem đây là các khoản đầu tư quan trọng, cần thiết.

2.3.6. Quy mô vốn

Quy mô vốn của doanh nghiệp thể hiện sức khoẻ về tài chính của doanh nghiệp. Vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có điêu kiện đàu tư toàn diện cá khâu như phát triển công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực(Hansen, Rand và Tar (2002)

Các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng cần có một quy mô vốn đủ lớn để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị tân tiến nhằm thu hút khách du lịch một cách lâu bền và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt là phòng ốc, tiện nghi phải đạt chuẩn mới có thể thu hút được khác hàng không chỉ ở một lần mà còn giữ được niềm tin cũng như nguồn khách hàng trung thành. Quy mô vốn còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp vào các công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi … Chính vì thế sức ảnh hưởng của nhân tố này đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò có thể nói là rất lớn.

Tương tự số lượng lao động sử dụng, Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô vốn của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.7. Mức độ quảng bá, quảng cáo:

Quảng bá chỉ hiệu quả khi nào nó nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Nhưng ngày nay chúng ta bị tràn ngập bởi quá nhiều ấn phẩm sách báo, trương trình phát thanh, truyền hình, và thông điệp điện tử. Chúng ta đang đối mặt với 2 tỉ trang wed, 18 ngàn tạp chí và 60 ngàn đầu sách mới mỗi năm. Để đối phó, chúng ta đã phát triển các cung cách để tự bảo vệ mình trước sự quá tải thông tin. Chúng ta ném thẳng các tờ quảng cáo và các thư tiếp thị trực tiếp chưa mở vào thùng rác, xoá các thư điện tử không muốn nhận và không muốn đọc, và từ chối nghe các cuộc điện thoại gạ gẫm. Thomas Davenport và John Beck đã chỉ ra trong cuốn Nền Kinh tế Chú ý (The Attention Economy) rằng sự nhồi nhét thông tin đang dẫn đến chứng rối loạn thiếu hụt chú ý (attention deficit disorder – ADD) sự khó khăn để thu hút sự chú ý của người khác. Sự thiếu hụt chú ý trầm trọng đến nỗi các công ty phải chi nhiều tiền tiếp thị hơn so với tiền dành cho sản xuất. Chắc chắn đây là trường hợp của các thương hiệu nước hoa mới và các bộ phim mới. Đơn cử như trường hợp nhà sản xuất phim

Dự án phù thuỷ Blair (The Blair Witch Project) đã chi 350.000 đô-la để làm bộ phim này và 11 triệu đô-la để tiếp thị cho nó. Kết quả là những người làm tiếp thị phải nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu của họ phân bố thời gian chú ý của họ ra sao. Người làm tiếp thị muốn biết cách nào là tốt nhất để giành được phần lớn sự chú ý của người tiêu dùng. Họ áp dụng những cách tiếp cận tạo chú ý như dùng các diễn viên và vận động viên nổi tiếng; phương tiện trung gian có uy tín để tiếp cận đối

tượng mục tiêu; những câu chuyện kinh dị, những phát biểu, hoặc câu hỏi; những lời chào hảng miễn phí ; và vô số những cách khác. Ngay cả như vậy, hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi. Tạo ra sự nhận thức là một chuyện, duy trì sự quan tâm lâu dài là môt chuyện, thúc đẩy hành động lại là một chuyện khác nữa. Lưu ý là việc làm cho một người phải mất thời gian để tập trung vào một điều gì đó. Nhưng việc đó có dẫn đến hành động mua hàng hay không lại là một vấn đề khác.

Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở trình độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần phải được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại hình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng Internet. Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh Niên,...Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp. Đây là hình thức quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng. Quảng cáo gián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride...

(http://www.vnecon.vn/showthread.php?)

2.3.8. Phong cách phục vụ:

Phong cách phục vụ tốt là cơ sở làm khách hang hài lòng và quay lại, cũng như chi tiêu nhiều hơn (Seiders et al., 2005). Việc làm khách hàng hài lòng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng hài lòng khi nhu cầu của họ được thỏa mãn, và sẽ trở thành khách hàng trung thành khi mức độ hài lòng cao. Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng trung thành nhờ sự hài lòng của họ về sản phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được từ 25% đến 35% (Nguồn: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại siêu thị Co.opMart Huế, Nguyễn Ngọc Minh, 2010). Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng: Một khách hàng được thỏa mãn sẽ nói với bốn người khác; và một khách hàng không thỏa mãn sẽ nói với mười người khác hoặc nhiều hơn. Chính vì thế mà phong cách phục vụ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận, hay nói cách khác là hiệu quả

và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn. Một khách sạn, nhà hàng có được nét đẹp riêng, một phong cách phục vụ riêng, tốt làm hài lòng khách sẽ để lại ấn tượng trong lòng khách hàng và thu hút, quảng bá những nét đặc trưng đó ngày càng rộng rãi qua các khách hàng trung thành và đem lại sự tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu phong cách phục vụ không tốt, gây nhiều tiếng xấu đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống và dẫn đến phá sản nếu không điều chỉnh kịp thời (The Effect of Customers’ Emotional Responses to Service Failures on Their Recovery Effort Evaluations and Satisfaction Judgments” của Amy K. Smith và Ruth N. Bolton)

2.3.9. Vị trí nhà hàng, khách sạn:

Vị trí thể hiện lợi thế về vị trí địa lý và cảnh quan, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm cư trú của du khách, vì vậy một khách sạn có vị thế tốt được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tốt hơn

(http://www.hospitalite.vn/2012/05/08/nghien-cuu-cua-cornell-ve-anh-huong- cua-vi-tri-trung-tam-toi-gia-khach-san)

2.3.10. Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm:

Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm biểu hiện lượng nhân viên ngưng công tác tại doanh nghiệp vào cuối năm và thay thế bằng lượng nhân viên mới tương ứng so với lượng tổng nhân viên hiện có của doanh nghiệp. Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên mới hàng năm của doanh nghiệp càng thấp thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều khoảng chi phí đào tạo lại nhân viên, tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh sẽ ít bị gian đoạn hơn ( Nguồn: http://www.nhansu.com.vn/chien-luoc/khich-le-nhan-vien/327-giu-chan-va-khich-le- nhan-vien.html) Do đó, doanh nghiệp có mức độ thay thế nhân viên càng thấp thì sẽ được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tốt hơn.

2.3.11. Số lượng chương trình khuyến mãi:

Các chương trình khuyến mãi sẽ đem lại sự thích thú cho khách hàng, kích thích khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn vì hoặc họ sẽ có được sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn với mức tiền rẻ hơn hoặc cũng với số tiền ấy họ sẽ có được nhiều hơn khi tham gia các chương trình khuyến mãi. Thực tế cho thấy, trong thời gian khuyến mãi, số lượng khách hàng tăng lên gấp nhiều lần so với

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 48 - 138)