Mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 125 - 138)

6. Kết cấu của đề tài

5.4.4. Mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác

ngân hàng các tổ chức tài chính.

Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp nên mở rộng và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh tốt với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác có liên quan và hỗ trợ trực tiếp đến ngành nhà hàng khách sạn như các ngành đánh bắt thuỷ hải sản. Xây dựng các mối quan hệ với các ngân hàng và tổ chức tài chính để có nguồn hỗ trợ vốn vững mạnh và với các ngành khác để có nguồn nguyên liệu ổn định…

Để tăng thêm nguồn vốn và mở rộng quy mô thì các doanh nghiệp cũng có thế tăng cường ngoại giao hợp tác với các đôi tác khác để huy động vốn và hợp tác làm ăn theo tiêu chí đôi bên cùng có lợi.

5.4.5. Nghiên cứu và năm bắt thị trường để đưa ra chiến lược giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng và vừa túi tiền của khách du lịch trong và ngoài nước.

Để đạt được hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận lớn với mức ổn định và tăng trưởng qua mỗi năm. Đặc biệt lại là ngành dịch vụ khách sạn, ẩm thực du lịch nên việc thoã mãn nhu cầu khách hàng không chỉ chất lượng mà còn cả giá cả là rất quan trọng. Do vậy, các doanh nghiệp phải tạo được hình ảnh đẹp, ấn tượng tốt và lòng tin nơi khách du lịch cũng như các thực khách. Chính vì thế các doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng chạy đua theo lợi nhuận mà đưa ra chính sách giá dịch vụ tăng đột biến vì chính sách tăng giá như vậy sẽ làm cho khách du lịch và thực khách mất lòng tin và họ chỉ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp một lần và không quay lại, hơn nữa tiếng xấu sẽ bi họ lan truyền rộng ra các bạn bè, người thân gây mất hình ảnh doanh nghiệp. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ dần mất đi khách hàng và doanh thu giảm sút, lợi nhuận tiến dần về không và lỗ vốn và dẫn đến nguy cơ đóng cửa. Tóm lại, chính sách giá phải vừa theo mặt bằng thị trường, tương xứng với chất lượng dịch vụ và phải bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tổng kết lại, ngoài những giải pháp trên thì một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là luôn để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, đặc biệt là khách du lịch. Luôn làm tốt và tốt hơn nữa trong mọi sự phục vụ khách hàng. Vì kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là một lĩnh vực dịch vụ thì chỉ có phục tốt khách hàng thì mới đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận tốt. Đây cũng là yếu tố tiên quyết, bằng mọi biện pháp để thực hiện điều này. Để cho hoạt động kinh doanh nhà hàng,khách sạn được phát triển.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

1.1. Những đóng góp của đề tài 1.1.1. Về lý thuyết

Thứ nhất, đề tài đã xây dựng mô hình ước lượng Doanh thu, Mô hình ước lượng Lợi nhuận, Ước lượng tỉ suất lợi nhuận / doanh thu ROS nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại thị xã Cửa Lò. Như vậy, về mặt lý thuyết đề tài sẽ góp phần vào tài liệu tham khảo cho các hoạt động, quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại Cửa Lò hoạt tại các nơi khác.

Thứ hai, các nhân tố được nghiên cứu trong mô hình của đề tài sẽ là các nhân tố được các đề tài sau dung để mổ xẻ, nghiên cứu và phân tích sâu hơn về tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn. Các nhân tố trong mô hình cần phải được kế thừa và phát triển trong các đề tài nghiên sau này về lĩnh vực này hoặc các lĩnh vực có liên quan.

Thứ ba, các số liệu khảo sát của từ 210 doanh nghiệp tại Cửa Lò và được tính toán thống kê, chạy mô hình sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài sau này phân tích về tài chính, tình hính kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò và rộng hơn nữa.

Cuối cùng, đề tài là một cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò và là một phân tích chi tiết cho các dự án phát triển ngành du lịch, ngành nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò.

1.1.2. Về thực tiễn

Đề tài khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của 210 doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Cửa Lò và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn tại đây. Chính vì thế, mô hình và các phân tích trong đề tài góp phần vào các chiến lược đổi mới và điều chỉnh các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tại Cửa Lò nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò cần chú trọng đến các nhân tố như nâng cao trình độ học vấn của các chủ doanh nghiệp, đầu tư mở rộng quy mô, mở rộng mối quan hệ xã hội, mối quan hệ hợp rộng rãi với các doanh nghiệp trong vùng và các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần chú trọng them vào công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đưa ra các chính sách giá hợp lý làm hài lòng khách hàng. Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương cũng rất cần thiết và quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, tăng doanh thu. Bên cạnh đó, công tác quản lý và xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao và hiệu qua kinh doanh lớn nhất. Cuối cùng, đề tài không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn trong phạm vi thị xã Cửa Lò mà còn có thể được mô phỏng và điều chỉnh để nghiên cứu và áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại các địa phương dụ lịch khác.

1.2. Hạn chế của đề tài

Đề tài xây dựng mô hình ước lượng DT, ước lượng LN, ước lượng tỉ suất lợi nhuận dựa vào 14 nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn rất nhiều yếu tố tác động tích cự và tiêu cực đến hiệu quả hoạt độnng kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò mà mô hình cũng như đề tài chưa thể phân tích và giải thích được.

Đề tài kế thừa các nhân tố của các đề tài nghiên cứu khác nhưng về cơ bản mang tính chấp nhận và áp dụng chứ không đi sâu vào nghiên cứu các kết quả ản hưởng của các nhân tố kế thừa từ các nhân tố khác. Như vậy, đề tài vẫn còn bị giới hạn và thiếu tính khám phá thực tiễn mới.

Ngoài ra, trong qua trình thu thập và khảo sát số liệu sơ cấp và thứ cấp, đề tài cũng không thể tránh những sai sót mà có thể do chính quá trình nhập liệu, tính toán hoặc phân tích của tác giả nên ảnh hưởng gây nhiễu đến độ chính xác của mô hình nghiên cứu.

1.3. Hướng nghiên cứu mới

Đề tài chỉ mới nghiên cứu trong phạm vi thị xã Cửa Lò, về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn tại thị xã này. Như thế, mức độ áp dụng thực tiễn cũng chưa thật sự thuyết phục nếu áp

dụng với các quy mô lớn hơn. Chính vì thế, các đề tài sau có thể mở rộng ra nghiên cứu các doanh nghiệp ở một quy mô lớn hơn như là ở Nghệ An, để gia tăng số mẫu nghiên cứu và gia tăng độ chính xác của mô hình.

Thêm vào đó, đề tài chỉ xây dựng một mô hình ước lượng doanh thu, ước lượng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ROS để xét mức độ ảnh hưởng của 14 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò. Các đề tài sau có thể xây dựng thêm các mô hình ước lượng khác như mô hình ước lượng tính mùa vụ, tác động của chính sách… hoặc đưa thêm các nhân tố mới chưa được nghiên cứu vào mô hình. Bên cạnh đó các đề tài tiếp theo có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cửa Lò hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề khác để thấy rõ được tiềm năng kinh tế của vùng đất này.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với ngành du lịch

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xét ban hành các chính sách nhằm bảo đảm các yếu tố cần thiết cho phát triển du lịch bền vững. Trước mắt là các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo văn hoá ứng xử cho đội ngũ người làm du lịch; chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương để góp phần bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa.

- Nên thành lập Hiệp hội các khu du lịch Việt Nam nhằm tạo sự liên kết gữa các vùng miền du lịch, đưa ra hệ thống du lịch liên thông nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách quay lại với các điểm đến đặc biệt là du khách quốc tế.

- Cần chú trọng tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ địa phương trong việc quy hoạch đầu tư và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Sử dụng tổng hợp các biện pháp để phòng chống sạt lở bờ biển, cửa sông.

- Ngành du lịch cần có chế tài xử lý các vùng miền có hoạt động du lịch khi để xảy ra các hiện tượng cò mồi, cướp giập, giá cả chặt chém và các tai nạn xảy ra do đầu tư thiết bị du lịch không an toàn tại điểm đến đặc biệt là hệ thống du lịch trên biển và các hòn đảo....Đồng thời thiết lập đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh từ du khách về các hiện tượng trên tại điểm đến du lịch để có cơ sở điều tra xử lý nghiêm khắc và triệt đệ tạo sự an tâm cho du khách khi đi du lịch tại các điểm đến.

2.2. Đối với tỉnh Nghệ An

- Quan tâm hơn và có sự đầu tư đồng bộ cho ngành du lịch thị xã Cửa Lò, trước mắt là xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là triển khai nhanh chóng đại lộ Vinh - Cửa Lò như đã quy hoạch, xem đây là cơ sở để phát triển du lịch Nghệ An nói chung và Cửa Lò nói riêng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Đầu tư đúng mức cho việc trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, hỗ trợ để phục hồi các làng nghề truyền thống ở thị xã Cửa Lò nhằm đưa vào khai thác du lịch.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, hướng dẫn cho ngành du lịch Cửa Lò trong việc xây dựng và phát triển du lịch; hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch thị xã Cửa Lò.

- Tỉnh cần hỗ trợ, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ vận hành hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tại Cửa Lò cũng như hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ cứu hộ trên bãi tắm và trên các tàu cứu hộ. Đồng thời hướng dẫn Thị xã để có các biện pháp hiệu quả phòng chống sạt lở bờ biển.

- Tỉnh nên cho phép thị xã Cửa Lò thành lập đội cảnh sát thanh tra du lịch biển chuyên trách để quản lý, điều tra và xử lý hoặc đề xuất xử lý các rủi ro đối với du lịch biển Cửa Lò, tạo nên sự an toàn thực tế cho du khách nhằm giữ chân du khách lưu lại lâu hơn ở Cửa Lò đồng thời tăng cường sự quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với điểm đến biển Cửa Lò.

2.3. Đối với Thị xã Cửa Lò

- Khẩn trương đầu tư về mọi mặt để đủ tiêu chuẩn được công nhận và cho phép của Chính phủ nâng cấp Thị xã Cửa Lò lên Thành phố du lịch biển vào năm 2015, tạo nên thương hiệu du lịch biển Cửa Lò hấp dẫn hơn trong lòng du khách trong nước cũng như quốc tế.

- Tăng cường việc đầu tư nghiên cứu khoa học, liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các chuyên gia xây dựng chiến lược phát triển du lịch theo hướng nâng cao thương hiệu hình ảnh điểm đến và giảm thiểu rủi ro cho du lịch biển Cửa Lò.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương; nhất là trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, trong việc

chấp hành trật tự an toàn xã hội và các chính sách về phát triển du lịch của Nhà nước nói chung và của thị xã Cửa Lò nói riêng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch; nhằm tránh được sự xung đột về lợi ích, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Nên đề xuất với tỉnh Nghệ An cho phép thành lập đội cảnh sát thanh tra du lịch biển tạo nên môi trường an ninh du lịch biển để hạn chế tối đa rủi ro cho du khách tại điểm đến. Đồng thời thiết lập số điện thoại đường dây nóng in tại các áp phích, biển quảng cáo để du khách có thể phản ánh kịp thời các hiện tượng rủi ro du lịch tại biển Cửa Lò nhằm không ngừng giữ chân du khách cũ, lôi kéo du khách mới đến với Cửa Lò./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ký

hiệu Tài liệu từ sách giáo trình và các bài nghiên cứu Tài liệu Tiếng Việt

[1] Sở VH-TT & DL Nghệ An (2005). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ

An đến năm 2020. Nghệ An [2]

Tổng cục Du lịch (2001). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

[3] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật du lịch. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4]

UBND tỉnh Nghệ An (2006). Xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch giai đoạn 2006-2015 có tính đến năm 2020. Nghị quyết, Nghệ An.

[5] UBND thị xã Cửa Lò (2008). Xanh- sạch- đẹp, thân thiện, mến khách

Hướng tới thành phố Du lịch. Nghị quyết, Cửa Lò.

[6] UBND tỉnh Nghệ An (2009). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội thị xã Cửa Lò đến năm 2020. Quyết định, Nghệ An.

[7] UBND tỉnh Nghệ An (2009). Đề án phát triển biển, đảo Nghệ An đến năm

2020. Đề án, Nghệ An.

[8] UBND tỉnh Nghệ An (2009). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể

phát triển Du lịch Nghệ An đến năm 2020. Quyết định, Nghệ An.

[9] Trần Tiến Dũng (2006). Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

[10] Nguyễn Thị Dự (2010), Hoạt động kinh doanh lưu trú 2 sao của khách sạn 2

sao ở Đồ Sơn – Hải Phòng, ĐH Khoa học – Xã hội & Nhân văn.

[11] Huỳnh Đức Lộc (2011), Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp nhà nước.

[12] Lê Văn Huy (2009). Phân tích nhân tố EFA và kiểm định Cronbach Alpha. Đại học kinh tế Đà Nẵng

[13] Huỳnh Đức Lộc (2011), Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp nhà nước.

[14] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[15] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Thống kê ứng dụng trong

kinh tế - xã hội. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

[16] Bùi Xuân Phong (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 125 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)