Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 75 - 138)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.5.Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một bảng số liệu thô là lập bảng phân phối tần số. Sau đó, sử dụng một số hàm để làm rõ đặc tính của mẫu phân tích. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

b/ Các đại lượng thống kê mô tả

- MEAN: số trung bình cộng. - SUM: tổng cộng.

- STD.DEVIATION: độ lệch chuẩn.

- MINIMU, MAXIMUM: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. - DF: tần số.

- STD ERROR: sai số chuẩn.

- MEDIAN: là lượng biến của tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến, chia số lượng biến thành hai phần (phần trên và phần dưới) mỗi phần có cùng một số đơn vị bằng nhau.

- Mode: là biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy phân phối. Trong dãy lượng biến, mode là lượng biến có tần số lớn nhất

Qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả và người đọc có thể dễ dàng đánh giá được đặc điểm, tính chất của các biến, các nhân tố được nghiên cứu trong mô hình đề xuất: mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác sạn nhà hàng tại Cửa Lò. Từ đó đưa ra các phép kiểm định và đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp qua các số liệu sơ cấp được thu thập và sức ảnh hưởng của các nhân tố.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này trình bày thang đo và cấu trúc nội dung của bảng câu hỏi điều tra cũng như phương pháp thu thập dữ liệu. Tác giả cũng trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết của các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết được xây dựng trên các giả thuyết ở chương 2. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ ứng dụng các phương pháp phân tích đối với dữ liệu thu thập được và trình bày kết quả nghiên cứu, bao gồm việc kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu đã được xây dựng.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 4.1. Mô tả mẫu điều tra

4.1.1. Qui mô doanh nghiệp

Bảng 4.1 Thống kê quy mô doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent DN siêu nhỏ 50 23,81 23,81 23,81 DN nhỏ 100 47,62 47,62 71,43 DN vừa 60 28,57 28,57 100,00 Total 210 100% 100%

Qua kết quả của 210 mẫu thu được thì các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò có quy mô nhỏ chiếm phần lớn với 100 doanh nghiệp đạt 47,62% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Còn lại là 50 doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 23,81% và 60 doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm 28,57%.

4.1.2. Doanh số

Bảng 4.2 Thống kê doanh số doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Từ 500 triệu – 1000 triệu 70 33.33 33.33 33.33 Từ 1000 triệu – 1500 triệu 60 28.57 28.57 61.9 Từ 1500 triệu – 2000 triệu 50 23.81 23.81 85.71 >2000 triệu 30 14.29 14.29 100 Total 210 100% 100%

Các doanh nghiệp được khảo sát có doanh số khá cao. Số doanh nghiệp có doanh số trên 2000 triệu tuy chiếm phần nhỏ nhất 14,29% với số doanh nghiệp là 30. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp có doanh số từ 500 đến 1000 triệu có 70 doanh nghiệp và chiếm 33,33% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Còn lại là 60 doanh nghiệp đạt doanh số 1000 đến 1500 triệu chiếm tỷ trọng 28,57% và 50 doanh nghiệp đạt doanh số 1500 đến 2000 triệu chiếm tỷ trọng 23,81%.

4.1.3. Số năm hoạt động

Bảng 4.3: Thống kê năm hoạt động của các doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent < 3 năm 56 26.67 26.67 26.67 Từ 3 – 5 năm 45 21.43 21.43 48.1 Từ 5 – 7 năm 57 27.14 27.14 75.24 Từ 7 – 10 năm 34 16.19 16.19 91.43 > 10 năm 18 8.57 8.57 100 Total 210 100% 100%

Các doanh nghiệp được khảo sát phần lớn đều có số năm hoạt động dưới 10 năm. Trong 210 doanh nghiệp được hỏi chỉ có 18 doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp khoảng 8,57%. Số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ 1 đến 3 năm là 56 chiếm 26,67%. Xấp xỉ tỷ lệ của các doanh nghiệp mới thành lập là các doanh nghiệp hoạt động từ 5 – 7 năm chiếm 27,14% với số doanh nghiệp là 57. Còn lại 45 doanh nghiệp hoạt động từ 3 – 5 năm với tỷ lệ tương ứng là 21,43% và 34 doanh nghiệp đã hoạt động được 7 - 10 năm chiếm tỷ lệ 16,19%.

4.1.4. Loại hình

Bảng 4.4 Thống kê loại hình doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent DNNN 30 14.29 14.29 14.29 Cty TNHH 70 33.33 33.33 47.62 CTy Cổ phần 60 28.57 28.57 76.19 DNTN 50 23.81 23.81 100 Total 210 100% 100%

Trong tổng số 210 doanh nghiệp, thống kê có 30 DNNN chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 14,29%; 70 cty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất 33,33%. Ở mức tỷ trọng trung bình và xấp xỉ nhau đó là các loại hình doanh nghiệp Cty Cổ phần có 60 doanh nghiệp chiếm 28,57% và DNTN có 50 doanh nghiệp chiếm 23,81%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

4.2.1. Phân tích Cronbach và Alpha

Cronbach alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach alpha là từ 0,60 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng cronbach alpha từ 0,80 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0,70 đến 0,80 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,60 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Kết quả Cronbach alpha của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò (ROS) bao gồm: thang đo QC, COCAUNV, TCCSHT, VONXAHOI, HOPLYGIA, VONNHANLUC, PHONGCACHPV đều đạt yêu cầu và có hệ số Cronbach alpha cao, kết quả cụ thể từng thang đo như sau:

Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố QC

Thang đo QC: Alpha 0,756

Quảng bá, quảng cáo TB thang

đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's alpha nếu loại biến

Chính quyền địa phương quảng bá rất tốt Cửa Lò là điểm du lịch lý tưởng

10,2585 5,4129 0,641 0,750

DN rất đề cao việc quảng bá, quảng cáo hình ảnh của khách sạn

10,5674 5,9875 0,652 0,755

Hoạt động quảng cáo của khách sạn chúng tôi rất đa dạng

10,8763 5,15621 0,663 0,751

Hoạt động quảng cáo của khách sạn chúng tôi rất thường xuyên

Chúng tôi có đội ngũ nhân viên giao tiếp tốt và có mối quan hệ liên kết rộng

10,1494 5,27113 0,685 0,743

Thang đo nhân tố QC có Cronbach alpha là 0,756 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,641 và lớn nhất là 0,685 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,50. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,756 (xem bảng 4.5). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố COCAUNV

Thang đo COCAUNV: alpha là 0,702

COCAUNV TB thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng Cronbach's alpha nếu loại biến

Cơ cấu nhân viên của khách sạn chúng tôi luôn thay đổi hàng năm theo hướng tốt hơn

8,0555 3,9129 0,541 0,679

Cơ cấu nhân sự của khách sạn luôn thay đổi theo hướng nâng cao trình độ đội ngũ

8,2586 3,0875 0,652 0,688

Thang đo nhân tố COCAUNV có Cronbach alpha là 0,702 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,541 và lớn nhất là 0,652. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,702 (xem bảng 4.6). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố TCCSHT

Thang đo TCCSHT: alpha là 0,871

TCCSHT TB thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's alpha nếu loại biến

Địa phương thường tư vấn về thuế và luật trong kinh doanh

11,576 5,4189 0,741 0,809

Địa phương hỗ trợ mạnh về xúc tiến quảng bá du lịch Cửa Lò

11785 5,9775 0,772 0,825

Địa phương luôn đề xuất, kiến nghị kịp thời với Nhà nước cấp trên các vướng mắc, khó khăn cần hỗ trợ, giúp đỡ cho doanh nghiệp

11,577 5,15361 0,703 0,817

Địa phương luôn khuyến khích và hỗ trợ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng giữa các doanh nghiệp

11786 5,20947 0,734 0,813

Công tác ANTT tại địa phương là rất tốt

11,578 5,26533 0,765 0,821

Thang đo nhân tố TCCSHT có Cronbach alpha là 0,871 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,703 và lớn nhất là 0,772 và các hệ số còn lại đều lớn hơn 0,7. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,871 (xem bảng 4.7). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố VONXAHOI

Thang đo VONXAHOI: alpha là 0,901

VONXAHOI TB thang đo

nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's alpha nếu loại biến

Chúng tôi thường xuyên tham dự các diễn đàn trao đổi nghề nghiệp hoặc huấn luyện nhân viên để cùng nâng cao kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp

16,858 8,7789 0,661 0,795

Chúng tôi thường xuyên "hợp lực" trong quảng cáo, phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực khác nhau (ví dụ: nhà hàng - khách sạn - tour…) 16,785 8,6753 0,664 0,775

Hiệp hội mà chúng tôi tham gia là quan trọng để trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những ý tưởng mới

16,712 8,5717 0,667 0,755

Địa phương luôn khuyến khích và hỗ trợ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng giữa các doanh nghiệp

16,639 8,4681 0,670 0,735 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác ANTT tại địa phương là rất tốt

16,566 8,3645 0,673 0,895

Nguồn vốn của NH đã giúp cho DN rất nhiều trong qua trình đầutư và quá trình hoạt động KD

Các tổ chức Tín dụng là một phần không thể thiếu của DN trong hoạt động kinh doanh

16,420 8,1573 0,652 0,855

Chúng tôi luôn nhận được hỗ trợ vốn kịp thời của các ngân hàng

16,347 8,537 0,655 0,835

Chúng tôi luôn nhận được hỗ trợ vốn kịp thời của các tổ chức tín dụng

16,274 8,499 0,658 0,815

Thang đo nhân tố VONXAHOI có Cronbach alpha là 0,901 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,652 và lớn nhất là 0,676 và các hệ số còn lại đều lớn hơn 0,6. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,901 (xem bảng 4.8). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố HOPLYGIA

Thang đo HOPLYGIA: alpha là 0,765

HOPLYGIA TB thang đo

nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng Cronbach's alpha nếu loại biến

Biểu giá của chúng tôi là phù hợp với túi tiền của du khách

9,3565 3,4126 0,548 0,729

Biểu giá của chúng tôi có tính cạnh tranh cao

9,5674 3,9875 0,552 0,735

Biểu giá của chúng tôi luôn linh hoạt theo thời vụ

9,7783 3,15624 0,556 0,741

Biểu giá của chúng tôi là công khai rõ ràng cho du khách

Thang đo nhân tố HOPLYGIA có Cronbach alpha là 0,765 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,552 và lớn nhất là 0,560 và các hệ số còn lại đều lớn hơn 0,5. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,901 (xem bảng 4.9). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.10: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố VONNHANLUC Thang đo VONNHANLUC: alpha là 0,767

VONNHANLUC TB thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng Cronbach's alpha

nếu loại biến

Cơ cấu đội ngũ của khách sạn chúng tôi là hợp lý

7,8565 2,8125 0,647 0,709

Chúng tôi có những nhân viên giỏi đáp ứng mục tiêu kinh doanh

7,4674 2,8075 0,652 0,755

Ban lãnh đạo khách sạn rất năng động và chuyên nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7,7831 2,8025 0,657 0,741

Chúng tôi luôn phối hợp công việc nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp

7,3108 2,7975 0,662 0,737

Thang đo nhân tố HOPLYGIA có Cronbach alpha là 0,767 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,647 và lớn nhất là 0,662 và các hệ số còn lại đều lớn hơn 0,6. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,901 (xem bảng 4.10). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.11: Kết quả Cronbach’s alpha của nhân tố PHONGCACHPV Thang đo PHONGCACHPV: alpha là 0,900

PHONGCACHPV TB thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng Cronbach's alpha nếu loại biến

Nhân viên của chúng tôi rất chuyên nghiệp

11,8565 4,8125 0,785 0,809

Tinh thần trách nhiệm của nhân viên chúng tôi là rất cao

11,4674 4,8075 0,752 0,845

Mọi nhân viên của chúng tôi là rất nhiệt tình

11,783 4,8025 0,719 0,881

Nhân viên của chúng tôi có trình độ chuyên môn-nghiệp vụ cao

11,3108 4,7975 0,786 0,817

Nhân viên của chúng tôi luôn giải quyết tốt các vấn đề của khách hàng

11,6999 4,7925 0,753 0,853

Thang đo nhân tố PHONGCACHPV có Cronbach alpha là 0,900 cao hơn mức đạt yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là 0,719 và lớn nhất là 0,785 và các hệ số còn lại đều lớn hơn 0,5. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,901 (xem bảng 4.11). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Theo kết quả kiểm định Cronbach’s alpha và alpha, các nhân tố DAOTAONV với alpha = 0,525 < 0,6 và hệ số tương quan – biến tổng lớn nhất chỉ đạt 0,2956 < 0,3 và nhân tố VITRI có alpha = 0,517 < 0,6 và hệ số tương quan biến- tổng = 0,217< 0,3 và nhân tố KHUYENMAI có alpha = 0,578 < 0,6 và hệ số tương quan biến- tổng = 0,283 <0,3 và nhân tố CPBTTTCSVC có alpha = 0,528 < 0,6 và hệ số tương quan biến –

tổng = 0,258 < 0,3 nên không đạy yêu cầu và không được giữ nguyên cho phân tích EFA.

4.2.2. Phân tích EFA:

Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu để rút gọn và tóm tắt các câu hỏi chi tiết trong phiếu điều tra, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và thường được rút gọn để dễ dàng quản lý. Trên thế giới một số công trình nghiên cứu của Emeric (1999), Hair & cộng sự (1999) đã đi vào nghiên cứu chi tiết và tính toán về vấn đề này.

Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn Keiser tức là có hệ số Eigenvalue ≥ 1, và thông thường để tiện cho việc hiểu rõ hơn

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 75 - 138)