6. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò
1.2.5.1. Khái niệm, đặc điểm về loại hình khách sạn – Nhà hàng
Kinh doanh khách sạn ban đầu chỉ là kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng những đòi hỏi thoả mãn nhiều hơn và cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách. Từ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm để chỉ hoạt động kinh doanh khách sạn: đó là khái niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách.
Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ sẵn có, mà còn bán các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác. Như vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn không chỉ bán các dịch vụ của mình mà còn là trung gian tiêu thụ các sản phẩm của các ngành khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nội dung của kinh doanh khách sạn cũng ngày càng được mở rộng và phong phú đa dạng về thể loại. Chính vì thế, khái niệm kinh doanh khách sạn dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đều bao gồm cả các dịch vụ kinh doanh bổ sung. Các dịch vụ bổ sung ngày càng đa dạng phong phú về hình thức và phù hợp tương xứng với từng thứ hạng, vị trí quy mô, thị trường của khách sạn.
Với những quan niệm trên, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
* Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Khách du lịch là đối tượng quan trọng nhất của một khách sạn. Chính vì thế, chúng ta sẽ không thể kinh doanh khách sạn thành công ở một nơi không có tài nguyên du lịch. Vậy vấn đề tài nguyên du lịch có ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm đến sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng đến việc quyết định thứ hạng của khách sạn. Do đó, khi muốn đầu tư vào kinh doanh khách sạn thì đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Khi các điều kiện khách quan tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên thì thứ hạng cũng như sự đầu tư cho khách sạn cũng phải thay đổi cho phù hợp.
* Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Đặc điểm của khách sạn là tính cao cấp và tính đồng bộ cao. Khi đầu tư vào một khách sạn đòi hỏi phải đầu tư vào các thành phần cơ sở vật chất có chất lượng cao. Đặc biệt là chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng theo thứ hạng, cấp bậc của khách sạn. Chí phí cho các thiết bị của khách sạn cũng như chi phí về cơ sở hạ tầng như đất đai, mặt bằng là rất lớn. Nó sẽ đẩy chi phí ban đầu lên cao.
* Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lượng lao động lớn
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ, việc phục vụ trực tiếp là đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Trong kinh doanh khách sạn, nhân viên là những người có trình độ chuyên môn hoá cao, mỗi người chỉ đảm nhận những mảng công việc nhất định. Hơn thế nữa kinh doanh khách sạn không chỉ làm việc theo giờ hành chính, mà phải theo nhu cầu của khách, phục vụ khách 24/24h. Điều này đã làm cho lao động trong khách sạn tương đối cao. Chính vì thế, chi phí cho lao động tương đối cao. Mà khách sạn lại không thể giảm thiểu được chi phí này vì nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn phải đối mặt với những khó khăn về lao động thời vụ, trình độ của lao động, các nhà quản lý phải sắp xếp hợp lý để tránh những vấn đề thừa thiếu trong từng thời vụ tương ứng.
* Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý con người. Như chúng ta đã biết, kinh doanh khách sạn phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, vào thiên nhiên và những biến
động lặp đi lặp lại của thời tiết, khí hậu. Từ đó tạo ra tính mùa vụ trong du lịch, lượng khách thay đổi theo từng thời kỳ.
Dù kinh doanh khách sạn chịu bất kỳ một quy luật nào, dù tích cực hay tiêu cực thì khi kinh doanh khách sạn cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ để tận dụng những tác động có lợi và tìm biện pháp khắc phục những khó khăn, bất lợi
1.2.5.2. Loại hình kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò
Với trên 500 Khách sạn, nhà nghỉ; nhà hàng, Cửa Lò có đủ năng lực phục vụ trên 10 ngàn khách mỗi ngày đêm. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Tỉnh Nghệ An trước sức vươn kỳ vỹ của một thị xã du lịch biển non trẻ vừa bước sang tuổi 15. Từ 5 trăm ngàn khách năm 1995, đến năm 2009, du lịch Cửa Lò đã đón trên 1,6 triệu lượt khách về thăm quan nghỉ mát, trong đó khách lưu trú là 1 triệu lượt người và khách quốc tế đạt gần 3 ngàn lượt người, doanh thu đạt đến 552 tỷ đồng (Nguồn: phòng Thống kê thị xã, 2010). Đặc biệt, vào những ngày cao điểm của mùa hè thì 100% cơ sở lưu trú trên địa bàn Thị xã đều kín chỗ. Nhiều du khách có dịp về Cửa Lò trong những ngày đầu mới thành lập Thị xã nay trở lại đã không khỏi ngỡ ngàng trước những thay đổi về cung cách phục vụ chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nơi đây. Đặc biệt, thương hiệu du lịch Cửa Lò đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với du khách gần xa không chỉ là bãi tắm sạch, môi trường thiên nhiên trong lành mà còn là các món đặc sản biển ngon, bổ dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở đô thị biển Của Lò hiện nay, công tác đảm bảo VSATTP được chính quyền và nhân dân xác định là một tiêu chí văn hoá kinh doanh làm yên lòng khách và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ du khách. Chính vì vậy hàng năm, Cửa Lò đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh tiến hành các hoạt động bình chọn, xếp hạng các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà hàng theo các tiêu chí của ngành du lịch. Trong năm 2009, qua bình chọn, toàn thị xã đã có 33 cơ sở lưu trú được công nhận là Khách sạn Xanh, sạch, đẹp. Khách sạn Viễn Đông là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Cửa Lò liên tục trong nhiều năm được công nhận danh hiệu này.
Khách sạn Sài Gòn-Kim Liên là một trong những cơ sở du lịch ở Cửa Lò có cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ được khách du lịch đánh giá cao. Đây cũng là một trong nhiều khách sạn ở Cửa Lò rất quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động đến nay, mỗi năm cơ sở lưu trú này đón
tiếp hàng chục ngàn lượt khách nhưng chưa hề bị du khách phàn nàn về chất lượng thực phẩm. Ở đây quy trình quản lý VSATTP rất chặt chẽ chẳng hạn như khâu mua hàng chọn các đối tác cung cấp tin cậy và tất cả các thực phẩm nhập vào đều có nguồn gốc xuất xứ. Vấn đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực làm việc thì tất cả các nhân viên ở đây đều có hệ thống tiêu chuẩn cá nhân chẳng hạn như một ngày rửa tay bao nhiêu lần, khi nào phải rửa tay, quần áo, đầu tóc, trang phục phải đảm bảo quy chuẩn. Chính nhờ làm tốt những nội dung nói trên mà Khách sạn Sài Gòn-Kim Liên được Tổng cục du lịch xếp hạng Khách sạn 3 sao và được rất nhiều du khách chọn làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng mỗi khi về Cửa Lò, về Nghệ An thăm quê hương Bác.(Nguồn: sở VH-TT-DL Nghệ An, 2011)
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, từ nhiều năm nay, cứ vào đầu mùa du lịch mỗi năm, địa phương này lại phối hợp với các cơ quan đào tạo nhân lực du lịch ở TW để tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, nhất là kiến thức ứng xử, đặc biệt chú trọng công tác tuân thủ các quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đi đôi với công tác tập huấn, tuyên truyền, ngay đầu mỗi mùa du lịch và trong suốt cả 3 tháng mùa hè, thị xã đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với chức năng đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm và có nguồn gốc từ thực phẩm. Trong những lần thanh, kiểm tra này, các lực lượng chức năng của Cửa Lò đã kịp thời nhắc nhở, xử lý những tập thể, cá nhân vi phạm hoặc làm chưa đúng các quy định của Nhà nước về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, các khách sạn, nhà hàng ở thị xã Cửa Lò đó ý thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và coi đó là vấn đề sống còn của đơn vị. Một điều rất quan trọng nữa là, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình ở Cửa Lò đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất để sản xuất, đánh bắt, khai thác, nuôi giữ và buôn bán các mặt hàng đặc sản, hải sản gắn với thương hiệu du lịch Cửa Lò. Các địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà các Khách sạn, Nhà nghỉ; các Kiốt, nhà hàng kinh doanh thực phẩm ở Cửa Lò đã luôn tin tưởng và gắn bó trong nhiều năm nay là các đội thuyền chuyên khai thác hải sản ở các phường Nghi Thủy, Thu Thủy và Nghi Hải; Các hộ nuôi giữ ghẹ, cua, tôm, mực ở Chợ đặc sản và ở các Khối 4, 5 của phường Thu Thủy; Các hộ nuôi cá lóc, ếch, baba... ở các Phường Nghi Hòa, Nghi Hải và Nghi Tân.. Riêng các xã- phường như Nghi Hương, Nghi Thu và Nghi Hòa cũng đã động viên
nông dân hình thành các vành đai rau sạch để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Tổ chức du lịch thế giới khi đánh giá về tiềm năng du lịch Cửa Lò đã nhấn mạnh: "Nếu Cửa Lò chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, các loại hình du lịch thì Cửa Lò sẽ là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến nghỉ và tham quan..." Chúng tôi xin được bổ sung thêm vào thương hiệu Du lịch Cửa Lò một tiêu chuẩn làm yên lòng du khách: Cửa Lò đã đảm bảo tốt về ATVSTP -Thêm một nét đẹp cho những mùa du lịch mới.
Bảng 1.1 Hệ thống khách sạn nổi bật tại Cửa Lò
STT Tên khách sạn Tiểu chuẩn (sao)
1 Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên Cửa Lò 2 Khách sạn Phương Đông 3 Khách sạn Xanh - Cửa Lò 4 Khách sạn 3D Cửa Lò 5 Khách sạn Hòn Ngư Cửa Lò 6 Khách sạn Vinh Hạnh Cửa Lò 7 Khách sạn Sa Nam Cửa Lò
8 Khách sạn Thái Bình Dương, Cửa Lò 9 Khu điều dưỡng chính sách quân khu 4 10 Khách sạn Bộ Xây Dựng - Cửa Lò 11 Khách sạn Viễn Đông Cửa Lò 12 Khách sạn Công Đoàn Cửa Lò 13 Khách sạn Hữu Nghị, Vinh 14 Khách sạn Vinamotor - Cửa Lò 15 Khách sạn Phượng Phương Cửa Lò 16 Khách sạn Hoa Biển - Cửa lò 17 Khách sạn Bạch Tuyết, Cửa Lò
(Nguồn: sở VH-TT-DL Nghệ An, 2010)
1.2.6. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của các khách sạn nhà hàng tại Cửa Lò
1.2.6.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh khách, nhà hàng tại Cửa Lò:
Số lượng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hành tại cửa lò các năm gần đây đã có chiều hướng tăng trưởng tốt, năm 2010 tỷ lệ tăng so với năm
2009 cao hơn tỷ lệ tăng của năm 2011 với năm 2010 do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nên hoạt động đầu từ bị giảm sút mặt khác do điều kiện hạ tầng một số tuyến đường chưa đảm bảo cho hoạt động đầu tư
Bảng 1.2: Thống kê hệ thống khác sạn nhà hàng tại TX Cửa Lò giai đoạn 2009-2011
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ghi chú
Tổng số 343 405 500 I Doanh nghiệp 154 195 280 1 DNNN 24 30 40 2 Cty TNHH 50 65 90 3 Cty Cổ phần 45 55 80 4 DNTN 35 45 70 II Hộ kinh doanh 189 210 220
(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Cửa Lò, 2011
0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2010 2011
T h ông kê Doa nh ng hiệ p qua c á c nă m
S ố l iệ u DNNN C ty TNHH C ty C ổ phần DNTN 0 50 100 150 200 250 300 350 2009 2010 2011
Thông kê hộ kinh doanh qua các năm
S ố l iệ u Hộ kê khai Hộ khoán
Biểu đồ 1.1. Thống kê doanh nghiệp qua các năm
1.2.6.2. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng
Trong những năm qua thương hiệu Du lịch Cửa Lò đã được du khách trong, ngoài tỉnh và du khách nước ngoài biết đến là một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng. Lượng khách hàng năm về với Cửa Lò tăng lên đáng kể tạo ra một thị trường du lịch khá lớn, nếu như doanh thu năm 2009 là 830 tỷ (doanh thu trong các DN là 400 tỷ) thì đến năm 2011 doanh thu đã đạt ngưỡng trên 1050 tỷ ( doanh thu trong các DN là 532 tỷ ) lợi nhuận hàng năm đạt từ 12%-18% đóng góp NSNN năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 số nộp NSNN là 30,7 tỷ đến năm 2011 số thực hiện là 47,1 tỷ tăng 53,2% Tỷ trong Thuế GTGT ngày càng tăng nhưng tỷ trọng về thuế TNDN chưa ổn định do bị chi phối bới nhiều yếu tố đầu vào.
0 50000 100000 150000 200000 250000 2009 2010 2011 Doan h th u q u a c ác n ăm S ? l i? u D NNN C ty TNH H C Ty C ? ph?n D NTN 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2009 2010 2011 C hi p hí q ua c á c n ă m S ố liệ u DNNN C ty TNH H C Ty C ổ phần DNTN Biểu đồ 1.3. Doanh thu qua các năm
Bảng 1.3: Thống kê kết quả kinh doanh các năm từ 2009-2011
Đơn vị: Tr đồng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng cộng 400 150 467 919 532 511 341 965 401 566 457 667 58 186 66 352 74 844 1 DNNN 126 300 149 034 163 937 106 092 123 698 131 150 20 208 25 336 32 787 2 Cty TNHH 154 000 177 100 203 665 132 440 154 077 179 225 21 560 23 023 24 440 3 CTy Cổ phần 78 000 92 820 108 599 67 860 81 682 97 739 10 140 11 138 10 860 4 DNTN 41 850 48 965 56 309 35 573 42 109 49 552 6 278 6 855 6 757
(Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Cửa Lò, 2011)
Bảng 1.4: Thống kê tình hình thực hiện nghĩa vụ NSNN các năm từ 2009-2011
Đơn vị: Tr đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trong đó Trong đó Trong đó
Ghi chú TT Chỉ tiêu Tổng số Thuế GTGT Thuế TNDN Khác Tổng số Thuế GTGT Thuế TNDN Khác Tổng số Thuế