6. Kết cấu của đề tài
2.3.7. Mức độ quảng bá, quảng cáo:
Quảng bá chỉ hiệu quả khi nào nó nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Nhưng ngày nay chúng ta bị tràn ngập bởi quá nhiều ấn phẩm sách báo, trương trình phát thanh, truyền hình, và thông điệp điện tử. Chúng ta đang đối mặt với 2 tỉ trang wed, 18 ngàn tạp chí và 60 ngàn đầu sách mới mỗi năm. Để đối phó, chúng ta đã phát triển các cung cách để tự bảo vệ mình trước sự quá tải thông tin. Chúng ta ném thẳng các tờ quảng cáo và các thư tiếp thị trực tiếp chưa mở vào thùng rác, xoá các thư điện tử không muốn nhận và không muốn đọc, và từ chối nghe các cuộc điện thoại gạ gẫm. Thomas Davenport và John Beck đã chỉ ra trong cuốn Nền Kinh tế Chú ý (The Attention Economy) rằng sự nhồi nhét thông tin đang dẫn đến chứng rối loạn thiếu hụt chú ý (attention deficit disorder – ADD) sự khó khăn để thu hút sự chú ý của người khác. Sự thiếu hụt chú ý trầm trọng đến nỗi các công ty phải chi nhiều tiền tiếp thị hơn so với tiền dành cho sản xuất. Chắc chắn đây là trường hợp của các thương hiệu nước hoa mới và các bộ phim mới. Đơn cử như trường hợp nhà sản xuất phim
Dự án phù thuỷ Blair (The Blair Witch Project) đã chi 350.000 đô-la để làm bộ phim này và 11 triệu đô-la để tiếp thị cho nó. Kết quả là những người làm tiếp thị phải nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu của họ phân bố thời gian chú ý của họ ra sao. Người làm tiếp thị muốn biết cách nào là tốt nhất để giành được phần lớn sự chú ý của người tiêu dùng. Họ áp dụng những cách tiếp cận tạo chú ý như dùng các diễn viên và vận động viên nổi tiếng; phương tiện trung gian có uy tín để tiếp cận đối
tượng mục tiêu; những câu chuyện kinh dị, những phát biểu, hoặc câu hỏi; những lời chào hảng miễn phí ; và vô số những cách khác. Ngay cả như vậy, hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi. Tạo ra sự nhận thức là một chuyện, duy trì sự quan tâm lâu dài là môt chuyện, thúc đẩy hành động lại là một chuyện khác nữa. Lưu ý là việc làm cho một người phải mất thời gian để tập trung vào một điều gì đó. Nhưng việc đó có dẫn đến hành động mua hàng hay không lại là một vấn đề khác.
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở trình độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần phải được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử.
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại hình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng Internet. Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh Niên,...Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp. Đây là hình thức quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng. Quảng cáo gián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride...
(http://www.vnecon.vn/showthread.php?)