6. Kết cấu của đề tài
5.2.9. Vốn nhân lực:
Đội ngủ nhân lực giỏi trên lý thuyết và thực tế đều có chung kết quả là nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo mô hình, nếu doanh nghiệp có đội ngủ nhân lực giỏi thì doanh thu sẽ tăng một khoản β10= 35,261 và β13= 35,182 đối với lợi nhuận còn ROS sẽ tăng so với các doanh nghiệp khác một khoản là β13 =17,281. Biến này nhận giá trị 1 khi có vốn nhân lực giỏi và ngược lại là 0(biến giả). Kết quả này cho ra tương tự kết quả của Trần Tuấn An với đề tài (“Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Khách sạn Khánh Hưng” (2008)).Người ta thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” điều này cũng đúng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một công ty có một lực lượng nhân viên giỏi, có trình độ cũng như có kinh nghiệm thì chắc chắn hoạt động kinh doanh của công ty đạt được những thành công là điều không thể bàn cãi. Những phân tích cũng chỉ ra rằng khi có nguồn lực nhân viên tốt sẽ đóng góp từ 30%-50% đến thành công trong hoạt động của doanh nghiệp.
5.2.10. Phong cách phục vụ (PHONGCACHPV):
Đối với ngành nhà hàng khách sạn, phong cách phục vụ của các nhân viên tại nhà hàng khách sạn ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Phong cách phục vụ tốt sẽ được khách hàng yêu thích, làm tăng số lần quay lại lần thứ hai và nhiều lần của khách hàng. Mức tăng lợi nhuận và doanh thu cũng dựa vào lượng khách hàng mà tăng lên mạnh mẽ.Cụ thể khi phong cách phục vụ của nhân viên tốt lên thêm 1 bậc thì doanh thu(DT) ,lợi nhuận(LN), ROS sẽ biến thiên tăng lên theo các hệ số lần lượt là :
β11= 17,258; β14= 16.208; β14= 6,258. Và đây đều là những ảnh hưởng dương tác động đến doanh nghiệp. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu vì không có khách hàng nào lại thích sự phục vụ của một đội ngũ nhân viên thiếu thân thiện cũng như tinh thần trách nhiệm. Muốn có được lợi nhuận và sự phát triển thì doanh nghiệp cần có khách hàng chính vì vậy đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Các con số thống kê này tương tự kết quả mà Amy K. Smith và Ruth N. Bolton đưa ra trong cuốn sách (The Effect of Customers’ Emotional Responses to Service Failures on Their Recovery Effort Evaluations and Satisfaction Judgments).
5.3. Đánh giá tình hình thực tế các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò
5.3.1 Những mặt còn hạn chế
Doanh thu của doanh nghiệp nhà hàng khách sạn chịu ảnh hưởng nhiều bởi lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến lưu trú và du lịch. Nhưng du lịch biển Cửa Lò vẫn còn bị ảnh hưởng tính mùa vụ (hoạt động du lịch chủ yếu về mùa hè). Do đó doanh thu và lợi nhuận đem lại trong năm của các doanh nghiệp phân bố không đồng đều theo thời gian trong năm.
- Số lượng các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò ngày càng gia tăng nhưng lại không chú ý coi trọng chất lượng, uy tín, công tác quản lý hiệu quả và sự tồn tại bền vững của ngành mà chỉ chạy theo lợi nhuận tức thời.
- Lượng khách du lịch quốc tế đến các khu, điểm du lịch biển đạt thấp, (chiếm tỷ trọng 03- đến 3,5% trong tổng lượng khách du lịch đến các vùng biển) (nguồn: Phòng Thống kê Thị xã Cửa Lò, 2010).
- Tiến độ đầu tư của các dự án xây dựng nhà hàng khách sạn cao cấp tại Cửa Lò còn chậm, vòn thiếu vốn đầu tư.
- Văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ du lịch còn hạn chế; các tệ nạn xã hội, hiện tượng bán hàng rong, ăn xin tại các khu, điểm du lịch còn tồn tại.
- Vấn đề bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
- Công tác quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đối với công tác bảo vệ và khai thác tài nguyên chưa thực sự chặt chẽ, liên kết.
- Nguồn nhân lực du lịch nhà hàng khách sạn còn nhiều hạn chế, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Kinh phí và thời gian xúc tiến, quảng bá du lịch, hình ảnh các dịch vụ nhà hàng khách sạn còn hạn chế.
5.3.2. Những thuận lợi
- Biển Cửa Lò có bề dày lịch sử khá dài, đang được các cấp các ngành đặc biệt là ngành du lịch quan tâm định hướng đầu tư xây dựng để sớm đưa Cửa Lò trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước và là thành phố du lịch biển trong tương lai không xa. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về Cửa Lò du lịch vào các mùa du lịch rất đông đúc và là cơ hội kinh doanh và tiềm năng lớn cho ngành nhà hàng khách sạn phát triển mạnh mẽ với nguồn thu, lợi nhuận lớn.
- Giao thông đến khu du lịch biển Cửa Lò thuận lợi; hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không rất thuận tiện cho việc đi lại của du khách và thuận tiện cho các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò quảng bá rộng rãi thương hiệu, hình ảnh của mình tăng thêm năng lực cạnh tranh. Từ Cửa Lò, du khách có thể tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị xã như: Khu du lịch Bãi Lữ (Nghi Lộc), khu di tích Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh, Khu công lâm viên Núi Quyết (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Chùa Hương (Hà Tĩnh), Lạc Xao (Lào) và các điểm du lịch ở Thái Lan.
- Bãi tắm Cửa Lò thoải, dài hơn 10 km, cát mịn, nước trong, được tổ chức môi trường thế giới và Tổng cục du lịch Việt Nam đánh giá là một trong hai bãi tắm sạch và an toàn nhất Việt Nam (Tổng cục du lịch, 2010). Các nhà hàng khách sạn có vị trí gần các bãi biển, giao thông thuận tiện hoặc gần với thiên sẽ có sức hút mạnh mẽ đối
với các du khách và có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
5.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
5.4.1. Giải pháp đào tạo và quản lý nhân viên
5.4.1.1. Đào tạo:
Trong bối cảnh hiện đại, nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Với đối tượng phục vụ chủ yếu là khách du lịch tại Cửa Lò và sự phát triển không ngừng về du lịch ở nơi đây thì nguồn nhân lực cần có phải có một trình độ nhất định để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao.Đồng thời phải tăng cường đào tạo thêm cho đội ngũ nhân viên, quản lý và ngay cả các chủ doanh nghiệp cũng cần phải trau dồi thêm kiến thức.
Thứ nhất, là đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách cho họ tham gia các khoá học đào tạo kỹ năng nhà hàng, khách sạn tại các trung tâm uy tín. Để nâng cao kỹ năng phục vụ, cũng như tính chuyên nghiệp trong khi làm việc.
Thứ hai, là đào tạo kỹ năng quản lý, kiến thức kinh doanh cho các thành phần chủ chốt trong doanh nghiệp, tham gia các khoá đào tạo hoặc tham khảo cách thức kinh doanh, phục vụ, các sản phẩm của các nhà hàng, khách sạn lớn trên thế giới giúp học hỏi thêm kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng mới.
Thứ ba, các chủ doanh nghiệp có thể học hỏi thêm qua các chương trình đào tạo từ xa vừa đảm bảo kiến thức, vừa có thể quản lý tốt doanh nghiệp.
Thứ tư, các doanh nghiệp nếu có điều kiện cũng có thể thuê các chuyên gia, các giảng viên có trình độ để tham khảo ý kiến cũng như đào tạo thêm cho nguồn nhân lực.Đồng thời việc đào tạo trình độ ngoại ngữ cũng là một phần hết sức quan trọng.
Nói tóm lại, để có một nguồn nhân lực tốt các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, học tập và cố gắng tạo mọi điều kiện để cho việc trau dồi kiến thức của nhân viên, cũng như các cấp lãnh đạo.Có như vậy thì doanh nghiệp mới càng ngày càng phát triển và có khả năng cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh rất khốc liệt.
Song song với đào tạo tạo là việc quản lý nhân viên sao cho hợp lý, đồng thời hạn chế tối đa việc thay đổi cơ cấu nhân viên gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.Vì theo nghiên cứu thì mức độ thay đổi cơ cấu nhân viên sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận cũng như ROS của doanh nghiệp.
Để quản lý tốt thì các doanh nghiệp cần có các cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân các đội ngũ quản lý có năng lực, đồng thời không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ quản lý của họ. Đối với các khách, sạn nhà hàng đạt tiêu chuẩn theo các sao thì ngoài đạt chuẩn về cơ sở vật chất, hạ tầng các nhà hàng, khách sạn này cần có hệ thống quản lý hiện đại và hiệu quả để thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Bên cạnh đó, một đội ngũ nhân viên đoàn kết, làm việc trong một môi trường lành mạnh vui vẻ và hỗ trợ tốt lẫn nhau sẽ tạo nên một doanh nghiệp vững chắc và phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, một đội ngũ nhân viên giỏi, trình độ nghiệp vụ cao sẽ giúp tiến độ công việc nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian trong khâu tổ chức và điều hành từ đó tiết kiệm tốt các chi phí quản lý hơn nữa. Do vậy, việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo cho nhân viên là rất cần thiết.
5.4.2. Mở rộng quy mô doanh nghiệp
Theo như nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có các lợi thế cạnh tranh mạnh và thế đứng vững mạnh trên thị trường. Chính vì thế ban lãnh đạo và chủ doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn cần phải có tầm nhìn đúng đắng và nắm bắt thời cơ về vốn, về nhu cầu thị trường về nguồn lực doanh nghiệp để tập trung mở rộng quy mô doanh nghiệp khi cần thiết.Mở rộng quy mô ở đây bao gồm nhiều yếu tố như nhân lực, cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ …
5.4.3. Tiếp cận kịp thời các chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương địa phương
Các chính sách hỗ trợ từ địa phương và nhà nước hỗ trợ cho ngành nhà hàng khách sạn Cửa Lò có tầm ảnh hưởng chung đến tất cả các doanh nghiệp. Hiện nay tại Cửu Lò chính quyền đang có khá nhiều các chính sách hỗ trợ, cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư. Đồng thời là khá nhiều các tour du lịch được chính quyền thông qua. Chính vì thế các doanh nghiệp cần có các biện pháp tiếp cận các chính sách hỗ trợ này một cách nhanh chóng, tận dụng hết các chính sách một cách triệt để, để có được điều kiện kinh doanh tốt nhất.
5.4.4. Mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác, giao thiệp rộng rãi với các chủ ngân hàng các tổ chức tài chính. ngân hàng các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp nên mở rộng và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh tốt với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác có liên quan và hỗ trợ trực tiếp đến ngành nhà hàng khách sạn như các ngành đánh bắt thuỷ hải sản. Xây dựng các mối quan hệ với các ngân hàng và tổ chức tài chính để có nguồn hỗ trợ vốn vững mạnh và với các ngành khác để có nguồn nguyên liệu ổn định…
Để tăng thêm nguồn vốn và mở rộng quy mô thì các doanh nghiệp cũng có thế tăng cường ngoại giao hợp tác với các đôi tác khác để huy động vốn và hợp tác làm ăn theo tiêu chí đôi bên cùng có lợi.
5.4.5. Nghiên cứu và năm bắt thị trường để đưa ra chiến lược giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng và vừa túi tiền của khách du lịch trong và ngoài nước.
Để đạt được hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận lớn với mức ổn định và tăng trưởng qua mỗi năm. Đặc biệt lại là ngành dịch vụ khách sạn, ẩm thực du lịch nên việc thoã mãn nhu cầu khách hàng không chỉ chất lượng mà còn cả giá cả là rất quan trọng. Do vậy, các doanh nghiệp phải tạo được hình ảnh đẹp, ấn tượng tốt và lòng tin nơi khách du lịch cũng như các thực khách. Chính vì thế các doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng chạy đua theo lợi nhuận mà đưa ra chính sách giá dịch vụ tăng đột biến vì chính sách tăng giá như vậy sẽ làm cho khách du lịch và thực khách mất lòng tin và họ chỉ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp một lần và không quay lại, hơn nữa tiếng xấu sẽ bi họ lan truyền rộng ra các bạn bè, người thân gây mất hình ảnh doanh nghiệp. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ dần mất đi khách hàng và doanh thu giảm sút, lợi nhuận tiến dần về không và lỗ vốn và dẫn đến nguy cơ đóng cửa. Tóm lại, chính sách giá phải vừa theo mặt bằng thị trường, tương xứng với chất lượng dịch vụ và phải bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tổng kết lại, ngoài những giải pháp trên thì một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là luôn để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, đặc biệt là khách du lịch. Luôn làm tốt và tốt hơn nữa trong mọi sự phục vụ khách hàng. Vì kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là một lĩnh vực dịch vụ thì chỉ có phục tốt khách hàng thì mới đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận tốt. Đây cũng là yếu tố tiên quyết, bằng mọi biện pháp để thực hiện điều này. Để cho hoạt động kinh doanh nhà hàng,khách sạn được phát triển.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Những đóng góp của đề tài 1.1.1. Về lý thuyết
Thứ nhất, đề tài đã xây dựng mô hình ước lượng Doanh thu, Mô hình ước lượng Lợi nhuận, Ước lượng tỉ suất lợi nhuận / doanh thu ROS nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại thị xã Cửa Lò. Như vậy, về mặt lý thuyết đề tài sẽ góp phần vào tài liệu tham khảo cho các hoạt động, quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại Cửa Lò hoạt tại các nơi khác.
Thứ hai, các nhân tố được nghiên cứu trong mô hình của đề tài sẽ là các nhân tố được các đề tài sau dung để mổ xẻ, nghiên cứu và phân tích sâu hơn về tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn. Các nhân tố trong mô hình cần phải được kế thừa và phát triển trong các đề tài nghiên sau này về lĩnh vực này hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Thứ ba, các số liệu khảo sát của từ 210 doanh nghiệp tại Cửa Lò và được tính toán thống kê, chạy mô hình sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài sau này phân tích về tài chính, tình hính kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò và rộng hơn nữa.
Cuối cùng, đề tài là một cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò và là một phân tích chi tiết cho các dự án phát triển ngành du lịch, ngành nhà hàng khách sạn tại Cửa Lò.
1.1.2. Về thực tiễn
Đề tài khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của 210 doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Cửa Lò và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu