Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 42 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Kết quả kinh doanh

2.1.2.1. Khái niệm về kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến. - Kết quả của hoạt động thương mại. - Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – chi phí QLDN.

Kết quả hoạt động tài chính: Là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cho vay, góp vốn lien doanh…

Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động khác: Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí như nhượng bán, thanh lý tài sản…

Kết quả hoạt động kinh doanh khác = Thu nhập hoạt động khác – chi phí hoạt động khác.

Mặt khác, trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.

Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Khi làm bất cứ điều gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.

Việc theo dõi, đánh giá được kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tất cả các doanh nghiệp, trong mọi ngành nghề, trong mọi lĩnh vực:

- Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có.

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất.

- Trên cơ sở đó doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích luỹ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

 Các chỉ tiêu đo lường khách quan * Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.

Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức thay đổi trong sản lượng. Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết như sau:

(1)

trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng. Do (2)

trong đó P là giá bán sản phẩm. Từ (1) và (2) ta có:

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế, dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Mình lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường qui định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm.

* Lợi nhuận: Lợi nhuận trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi

phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.

Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.

* Tỷ suất sinh lời: Tỷ suất sinh lời thể hiện khả năng tạo ra đồng lời nhuận hay phần trăm lợi nhuận thu được của một doanh nghiệp.

Người ta đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các tỷ suất sinh lời cơ bản như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên doanh thu hay còn gọi là tỷ suất lựoi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Lợi nhuận thuần

ROS = x 100% Doanh thu thuần

- Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Công thức tính được thiết lập như

Lợi nhuận thuần

ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu

Thứ ba, tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Lợi nhuận thuần

ROA = x 100% Tổng tài sản

Nếu các tỷ số này lớn hơn 1, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu các tỷ số nhỏ hơn 1, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản, giá trị vốn, giá trị doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, vốn để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

* Tổng giá trị tăng thêm (Gross value added):

Bằng tổng doanh thu năm trừ đi chi phí vận hành phải trả cho nhà cung cấp bao gồm chi phí cố định (không tính chi phí khấu hao, lãi vay) và chi phí biến đổi (không tính chi phí lao động). Hay nói cách khác, nó là tổng của chi phí lao động, chi phí khấu hao, lãi vay và lợi nhuận ròng (Cao Thị Hồng Nga, 2009).

* Tổng dòng tiền luân chuyển (Gross cash flow):

Bằng tổng giá trị tăng thêm trừ đi chi phí lao động, tức là bằng tổng doanh thu một năm trừ đi tất cả chi phí không tính chi phí khấu hao và lãi vay.

Có 2 phương pháp tính lợi nhuận ròng được đưa ra như sau :

Tổng doanh thu (Gross revenue or Total revenue - TR)

Trừ cho chi phí biến đổi(Variable cost) = Thu nhập ( Income)

Trừ tiếp cho chi phí cố định (Fixed cost) = Tổng giá trị tăng thêm (gross value added)

Trừ tiếp cho lương của người lao động (Labour cost) = Tổng dòng tiền (gross cash flow)

Trừ tiếp cho: Khấu hao (Depreciation)

Lãi vay phải trả (Interest loan payment)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Calculated interest on owner’s capital)

= Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Nguồn: Lê Kim Long (2008)

Nguồn : Cao Thị Hồng Nga, (2009)

Tổng doanh thu (Gross revenue or Total revenue - TR)

Trừ cho chi phí hoạt động gồm :

CP biến đổi và CP cố định (Variable cost and fixed cost) = Tổng giá trị tăng thêm (gross value added)

Trừ tiếp cho lương nhân công (labor cost) = Tổng dòng tiền (gross cash flow)

Trừ tiếp

Khấu hao (Depreciation)

Lãi vay phải trả (Interest loan payment)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Calculated interest on owner’s capital) = Lợi nhuận (Profit)

 Các chỉ tiêu đánh giá cảm nhận

Kết quả kinh doanh có thể được mô tả trong mối quan hệ với các đo lường khách quan như doanh thu, lợi nhuận, các biện pháp marketing hoặc bằng các đo lường chủ quan như sự hài lòng của khách hàng. Kết quả kinh doanh là những nỗ lực của một doanh nghiệp để bán hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra thị trường. Bên cạnh các chỉ tiêu đo lường khách quan, có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau được sử dụng để đánh giá cảm nhận các kết quả kinh doanh phụ thuộc vào các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (kinh tế, hành vi, tình huống, chiến lược hoặc đánh giá tổng thể), khung tham chiếu (đối thủ cạnh tranh tuyệt đối hay tương đối ), thời gian định hướng (tĩnh hoặc động) (Carneiro 2006). Bản chất của kết quả kinh doanh cũng thay đổi theo đơn vị phân tích và ra quyết định (doanh nghiệp, một đơn vị kinh doanh chiến lược, một hoặc tất cả các công việc kinh doanh xuất khẩu), các phương thức đánh giá, cấu trúc chỉ số (một hoặc nhiều tiêu chí) (Carneiro, 2007). Tuy nhiên, một định nghĩa khái niệm của kết quả kinh doanh nên bao gồm ý nghĩa của hai thành phần này: kết quả kinh doanh và hoạt động kinh doanh (Shoham, 1998). Nghiên cứu này xác định kết quả kinh doanh bao gồm đánh giá tổng thể khách quan và chủ quan của một doanh nghiệp về sự thành công kinh doanh trên thương trường (Carneiro, 2007).

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn nhà hàng tại thị xã cửa lò (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)