6. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency)
Có nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế (Cao Thị Hồng Nga, 2009). Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Có một khái niệm khác: hiệu quả kinh tế là việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Một hệ thống kinh tế được cho là hiệu quả hơn (trong điều kiện tương đối) nếu nó có thể cung cấp thêm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội mà không cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn (http://en.wikipedia.org/wiki/Economic_efficiency). Trong điều kiện tuyệt đối, một tình huống có thể được gọi là hiệu quả kinh tế nếu:
- Không ai có thể TH được tốt hơn mà không làm cho người khác nghèo đi. - Không thể gia tăng số lượng (đầu ra) mà không cần tăng các số lượng đầu vào. - Sản xuất phải gắn liền với chi phí trên mỗi đơn vị thấp nhất có thể
Trong kinh tế vi mô, hiệu quả kinh tế được khái niệm là không lãng phí, nhưng nó quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó không thể sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn, mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn, khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Mức sản xuất có hiệu quả nằm trên đường năng lực sản xuất, nhưng điểm có hiệu quản nhất là điểm cho phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sử dụng đầy đủ năng lực sản xuất. Dưới đường năng lực sản xuất là không có hiệu quả vì sử dụng không đầy đủ năng lực sản xuất. Ngoài đường năng lực sản xuất là không khả thi (Kinh tế học vi mô, NXB Giáo Dục 2008 ).
Biểu đồ 2.1. Biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất
SP A (số lượng) SP B (số lượng) A 10 17 22 25 B C D E 9 17 24 30
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Như vậy, ta có thể nhấn mạnh mấy vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế học vi mô:
- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực.
- Số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao.
- Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn cảu đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy lớn. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Theo tác giả Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Cần Thơ, trong giáo trình Lý thuyết Quản trị Doanh nghiệp (2005), khái niệm hiệu quả kinh tế như sau:
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (2.1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như: sản lượng sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... (Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, 2005).