Mối quan hệ giữa dạy học và quá trình hình thành kĩ năng học tập

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 52 - 55)

Tâm lý học hoạt động đã chỉ ra rằng con đường để hình thành KNHT là con đường luyện tập có mục đích, có hệ thống. Khi bàn về cơ chế hình thành hành động, kĩ năng, kĩ xảo… các tác giả như: K. Mark; F. Engels; và các nhà tâm lý học: L.X. Vưgôtxki; A.N. Lêonchiev; X.L. Rubinxtein; J. Piagie; P.Ia. Galperin; V.V. Davưdov… đã phân loại các kiểu luyện tập: Luyện tập ngẫu nhiên (theo con đường thử và sai); Luyện tập theo chương trình hóa (Luyện tập theo quy trình nhất định); Luyện tập có điều khiển, hướng dẫn (có mục đích, có chủ định).

Qua nghiên cứu lý luận cho thấy KNHT là cách thức thực hiện có hiệu quả các hành động học tập của học sinh, mà cụ thể ở đây là của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động nhận thức. Thông qua quá trình dạy học với mục tiêu hình thành KNHT cho trẻ MGL, giáo viên sẽ thiết kế và sử dụng rất nhiều các cách thức dạy học với các quan hệ nhiều tầng, thứ bậc khác nhau nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của trẻ. Từ đó, các KNHT của trẻ sẽ được hình thành, củng cố và phát triển. Như vậy, muốn hình thành một cách tốt nhất các KNHT cho trẻ mẫu giáo lớn thì cần phải có sự hướng dẫn, điều khiển, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người sẽ thực hiện quá trình hình thành KNHT bằng các phương pháp, hình thức tổ chức có tính chính xác về mặt nội dung, kĩ thuật thông qua hoạt động dạy học.

Có thể nói, dạy học và sự hình thành KNHT cho trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hệ biện chứng và thống nhất với nhau. Dạy học là con đường phát triển kĩ năng, đồng thời kĩ năng là cơ sở, điều kiện để dạy học thành công.

Tuy nhiên để dạy học thực sự có hiệu quả trong mối quan hệ phát triển các KNHT. Theo chúng tôi, dạy học cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Dạy học phải tuân theo mục tiêu và kế hoạch đã định sẵn. - Phải căn cứ vào đối tượng dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển các kĩ năng thông qua hoạt động dạy học phải được tiến hành tuần tự từng bước. Phải tiến hành từ kĩ năng dễ đến các kĩ năng khó hơn.

- Lựa chọn thời cơ để truyền thụ các kĩ năng cho trẻ (tức là lúc mà nhu cầu nhận thức của trẻ là cao nhất).

- Tạo dựng môi trường học tập thuận lợi để trẻ thường xuyên được vận dụng và lặp đi, lặp lại các tri thức đã được học.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của trẻ để nâng cao chất lượng kĩ năng học tập của trẻ.

D.W. Jonhson và R.T. Jonhson đã cho rằng: “Kĩ năng học tập không phải ngẫu nhiên mà có, nó đòi hỏi giáo viên phải huấn luyện, bồi dưỡng có ý thức. Tuy nhiên, các ông cũng cho rằng: “Tính chuyển tiến của hình thành KNHT không nhất thiết triển khai ở trình độ cao, phải huấn luyện ở trình độ thấp, nhưng trước khi triển khai phải bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về kĩ năng đó thì mới thành công”.[dt.40]

1.5. Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Vấn đề kĩ năng học tập là một vấn đề quan trọng trong giáo dục các lứa tuổi học, tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.

Kĩ năng học tập của trẻ mẫu giáo lớn được xây dựng và hình thành thông qua hoạt động học tập, dựa vào mục tiêu của dạy học mầm non, xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ.

Bản chất của hoạt động học tập là một quá trình nhận thức tích cực và sáng tạo. Quá trình nhận thức này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ thực hiện các hành động học tập dễ dàng và đúng hướng hơn. Hoạt động dạy học không chỉ hướng vào việc giúp trẻ tiếp thu tri thức mà còn hướng vào việc hướng dẫn các em cách tiếp thu các tri thức đó, tức là các KNHT cụ thể.

Có thể chia các kĩ năng học tập của trẻ mẫu giáo lớn thành các nhóm kĩ năng cơ bản: nhóm kĩ năng chuẩn bị học tập; nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện và nhóm kĩ năng kiểm tra đánh giá. Việc phân chia các kĩ năng được cụ thể hóa trong từng nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kĩ năng. Do yêu cầu đặc thù của hoạt động dạy học mầm non, trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa của các nhà khoa học giáo dục, chúng tôi chọn hệ thống KNHT bao gồm 9 kĩ năng cơ bản mà trẻ MGL cần hình thành. Các kĩ năng này không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau cùng vận động và phát triển.

Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn có liên quan mật thiết với hoạt động dạy của giáo viên trong nhà trường mầm non. Trong quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên quyết định lớn đến quá trình hình thành KNHT. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành KNHT cho trẻ, nhưng điều quan trọng và chủ yếu thì người giáo viên mầm non với hoạt động dạy của mình là nhân tố quyết định lớn nhất đến việc hình thành KNHT của trẻ MGL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM HÌNH THÀNH KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ

TRƢỜNG MẦM NON TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 52 - 55)