tính tích cực hình thành KNHT ở trẻ MGL
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy – hình thức tổ chức hoạt động dạy học đã được nêu cao vai trò và tầm quan trọng từ lâu, nhưng trong dạy học mầm non, đặc biệt là dạy học nhằm phát huy tính tích cực hình thành KNHT thì chưa được quan tâm đến. Do vậy, nếu thực hiện được biện pháp này một cách cụ thể sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ, đảm bảo được sự phù hợp với nội dung, chương trình dạy học mầm non.
Biện pháp này nhằm cung cấp cho trẻ những nguyên liệu cần thiết để hình thành KNHT, khuyến khích để cho trẻ tham gia tích cực hơn trong hoạt động học tập. Khi thực hiện được biện pháp này tức là GV đã khắc phục được lối truyện thụ một chiều, rèn luyện và hình thành ở trẻ tư duy sáng tạo và các KNHT cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.3.2. Nội dung thực hiện
Đổi mới phương pháp – hình thức tổ chức dạy học là quy luật chung của hoạt động dạy học. Đổi mới ở đây là kế thừa và thay đổi những phương pháp – hình thức cũ nhưng không còn phù hợp, phát huy trên cơ sở sẵn có một cách chọn lọc và sáng tạo những phương pháp, hình thức dạy học truyền thống và tiếp thu những phương pháp mới một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cho phép.
Lựa chọn và sử dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp sẽ giúp cho việc hình thành các KNHT cho trẻ MGL. Ở trường mầm non, những phương pháp và hình thức dạy học mang tính chất thực tiễn sẽ có ý nghĩa hơn trong việc hình thành các KNHT cho trẻ MGL như: Phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập thực tiễn, hình thức dạo chơi, hình thức tổ chức hoạt dộng thực tiễn... đổi mới phương pháp dạy học là thực hiện được tích cực hóa hoạt động học tập của trẻ, khuyến khích GV dạy học tập trung vào việc hình thành KNHT ở trẻ.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Để nâng cao hiệu quả dạy học cũng như phát huy được ưu thế của đổi mới phương pháp – hình thức dạy học nhằm hình thành KNHT cho trẻ MGL, GV cần làm những công việc sau:
- Lựa chọn các phương pháp, hình thức nhằm giúp trẻ trải nghiệm được những khám phá về sự vật, hiện tượng xung quanh một cách tự tin và ham thích, từ đó trẻ rút ra ý kiến của mình về những khám phá đó để GV nhận ra được mong muốn của trẻ để có những phương pháp dạy học phù hợp.
- Soạn nội dung và thiết kế bài học lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng liên quan đến hình thành được các KNHT của trẻ và lựa chọn hình thức lên lớp phù hợp. Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của lớp học, phù hợp với yêu cầu đặt ra là nhằm hình thành KNHT cho trẻ MGL.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động nhận thức, giúp trẻ tự tin và mạnh dạn trong việc lĩnh hội tri thức và đạt được mục tiêu hình thành được các KNHT cần thiết thông qua nội dung bài học.
- Thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động để trải nghiệm trước cuộc sống hàng ngày như: trải nghiệm về các giác quan, thí nghiệm về nước, về cách gieo hạt, theo dõi sự phát triển của cây cối, vòng đời của các con vật... trong các chủ đề học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- GV cần theo dõi trẻ xem nhu cầu, hứng thú học tập của trẻ, quan sát khả năng nhận thức của trẻ.
- Tham gia thi làm đồ dùng, phương tiện dạy học cho trẻ, thi giảng... đặt kế hoạch ra cho bản thân mỗi một chủ đề tự làm một bộ đồ dùng, đồ chơi phù hợp cho trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh và trẻ tự tìm kiếm nguyên vật liệu, phế liệu để tự làm đồ dùng, đồ chơi học tập trong các chủ đề cần thiết.
- Phấn đấu đưa công nghệ vào từng tiết học, bài giảng qua đó khuyến khích trẻ cùng hoạt động. Đồng thời đánh giá sau mỗi tiết giảng để lựa chọn được phương pháp, hình thức phù hợp.
- Từng phương pháp dạy học cụ thể sẽ có tác dụng nhất định với mỗi KNHT cần hình thành: Ví dụ: để hình thành KN sử dụng đồ dùng học tập thì cần tập trung sử dụng phương pháp luyện tập. Hình thành kĩ năng đọc, viết, phát biểu xây dựng bài thì tập trung sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp...
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện được biện pháp này yêu cầu GV phải yêu nghề, mến trẻ, thực sự tâm huyết vời nghề dạy học mầm non. Bên cạnh đó, GV phải quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, quan tâm đến nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ trong hoạt động dạy học nhằm hình thành KNHT cho trẻ MGL.
GV sử dụng các hình thức dạy học theo hướng khuyến khích, động viên trẻ tham gia để trẻ thực hiện được tốt yêu cầu của GV đã đặt ra.
Trong quá trình thực hiện, cô bao quát cả lớp, luôn duy trì hứng thú, tạo điều kiện cho cả lớp cùng tham gia hoạt động học tập. Đồng thời, GV phải coi đây là một biện pháp quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học mầm non nhằm hình thành được các KNHT cơ bản cho trẻ.