Chương trình dạy học mầm non không có nội dung phức tạp nhưng lại là cơ sở quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành kiến thức và kĩ năng học tập cần thiết. Nội dung dạy học ở trường mầm non là bộ phận kinh nghiệm xã hội của loài người, được chọn lọc trong nền văn hóa của dân tộc, của loài người về nhiều lĩnh vực khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhau, nó quy định hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà trẻ cần nắm vững để đảm bảo việc hình thành nhân cách toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục mẫu giáo.
Ở trường mầm non, giáo viên hướng dẫn trẻ phát triển các kĩ năng học tập thông qua nội dung học tập. Nội dung dạy học được quy định trong “Chương trình giáo dục mẫu giáo” do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm chương trình phát triển ngôn ngữ, làm quen với môi trường xung quanh, hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng, hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất, phát triển tri giác và hoạt động với đồ vật, khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Với trẻ mầm non, nội dung kiến thức làm cơ sở cho sự hình thành KNHT là những lĩnh vực kiến thức đơn giản, dễ hiểu. Cụ thể:
- Về phát triển ngôn ngữ: Chủ yếu rèn luyện cho trẻ khả năng phát âm đúng từ vựng, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ nghe và hiểu được những câu, từ đơn giản hàng ngày, nhận biết được mặt chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt; đọc, viết theo đúng thứ tự cấu trúc chữ cái. Rèn cho trẻ các kĩ năng về nghe, đọc, viết.
- Làm quen với môi trường xung quanh: Thông qua các giờ học, giờ chơi và các hoạt động trên lớp, hướng dẫn cho trẻ có thể nhận biết được, phân biệt được các sự vật hiện tượng xung quanh. Qua đây rèn cho trẻ các kĩ năng học tập cần thiết.
- Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng: Với lứa tuổi mầm non, các biểu tượng toán học sơ đẳng đó là có thể nhận biết, đếm, phân biệt số lượng trong phạm vi 10, nắm được các đơn vị đo lường đơn giản, biểu tượng về không gian, thời gian…
- Phát triển tri giác và hoạt động với đồ vật: Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng học tập theo đúng mục đích, biết thao tác với các đồ dùng học tập một cách chính xác, phân loại đồ dùng, đồ chơi theo dấu hiệu.
- Khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội: Thông qua các giờ học cho trẻ nhận biết và hiểu được các hiện tượng tự nhiên: thời tiết, động, thực vật. Đồng thời thông qua các chủ đề học tập cụ thể mà giúp cho trẻ nhận thức và hiểu được các mối quan hệ xung quanh mình, để từ đó trẻ biết được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ, rèn cho trẻ những kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm trong hoạt động học tập.
Thông qua các nội dung dạy học, huấn luyện cho trẻ thói quen tốt trong học tập: Cách ngồi học, chuẩn bị sách vở; kĩ năng nghe giảng; giơ tay phát biểu xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bài, trả lời khi cô giáo hỏi… điều này giúp trẻ có được tâm thế sẵn sàng trước khi vào lớp 1. Nội dung dạy học mầm non phải được dựa trên cơ sở của việc lựa chọn nội dung tri thức:
- Nội dung tri thức phải đảm bảo mục tiêu giáo dục mẫu giáo là nền tảng cơ sở nhân cách con người CNXH.
- Tri thức trong chương trình là những tri thức sơ đẳng, cụ thể dễ hiểu với mẫu giáo song phải đảm bảo tính khoa học chuẩn xác.
- Tri thức được lựa chọn phải là cơ sở cho sự phát triển những hình thức chung của hoạt động tư duy và năng lực trí tuệ của trẻ.
- Tri thức phải mang tính hệ thống.
Từ các nội dung kiến thức trên, giáo viên cần tổ chức tốt quá trình dạy học để giúp trẻ hình thành những kĩ năng học tập cơ bản như kĩ năng chuẩn bị đồ dùng học tập, kĩ năng tổ chức hoạt động học tập, kĩ năng đánh giá ở trình độ sơ đẳng.