Quan điểm tiếp cận trong quá trình dạy học ở trường mầm non

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 96 - 97)

* Quan điểm tiếp cận tích hợp: Xu hướng tiếp cận tích hợp trong dạy học mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên – xã hội – con người nói chung và trẻ lứa tuổi mầm non nói riêng là một tập thể thống nhất. Hoạt động nhận thức liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kĩ năng. Vì thế phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, kinh nghiệm sống một cách tổng thể nhằm hình thành ở trẻ những kĩ năng cơ bản, cần thiết cho quá trình học tập sau này. Trong quá trình hợp tác cùng GV trong hoạt động học tập, cô và trẻ cùng tham gia khám phá, cùng học, cùng trao đổi, cùng thảo luận, cùng học cách giải quyết các vấn đề và cùng đi đến những kết luận cụ thể.

Quan điểm tích hợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất. Xây dựng chương trình dạy học mầm non không xuất phát từ logic các bộ môn khoa học như ở phổ thông mà phải xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới phát triển ở trẻ, đặt nền tảng ban đầu của nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

* Quan điểm tiếp cận thực tiễn: Trong hoạt động nào của con người cũng đều dựa vào thực tiễn. Quan điểm thực tiễn có mặt trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động dạy học của GV và hoạt động học của người học. Khi tổ chức hoạt động dạy học nhằm hình thành các kĩ năng học tập cần thiết phải quán triệt quan điểm thực tiễn, tức là phải tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan khi đề xuất các biện pháp hình thành KNHT cho trẻ MGL.

* Quan điểm phát triển: Phát triển là sự vận động liên tiếp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Quan điểm phát triển đòi hỏi trong hoạt động dạy học, giáo viên phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cái mới xung quanh trẻ. Cái mới ở đây là mới về khả năng của trẻ. Theo quan điểm này, hoạt động dạy học cần hình thành cho trẻ những nội dung về tri thức, kĩ năng cần thiết. Những tri thức, kĩ năng này phải xuất phát từ chưa có đến có và đến độ thành thạo. Cần xác định rõ tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động học tập với mục đích hình thành kĩ năng học tập cơ bản, hướng trẻ đến các nhiệm vụ cụ thể theo nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ.

3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm hình thành KNHT cho trẻ MGL ở trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)