Giải quyết vấn đề là một kĩ năng quan trọng, với trẻ MGL việc giả quyết vấn đề là thực hiện và giải quyết được các nhiệm vụ học tập cụ thể. Chúng tôi tiến hành quan sát và khảo sát GV về kĩ năng này (KN6 – Phụ lục 2, phụ lục 3, tr.113 - 125). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14: Kết quả hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề
Mức độ
Đánh giá qua quan sát Kết quả phiếu khảo sát
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % I. Tốt 31/139 22.3 34/139 24.5 II. Khá 45/139 32.4 48/139 34.5 III.Trung bình 52/139 37.4 47/139 33.8 IV. Yếu 11/139 7.9 10/139 7.2 Nhận xét bảng số liệu:
Qua quan sát, chúng tôi thấy: Ở mức độ tốt, có 31/139 trẻ thực hiện được kĩ năng giải quyết vấn đề, chiếm 22.3%. Bên cạnh đó, mức độ khá có 45/139 trẻ thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện được, chiếm 32.4%. Mức độ trung bình có 52/139 trẻ thực hiện được, chiếm 37.4%. Ở mức độ yếu, chỉ có 11/139 trẻ chiếm 7.9%. Qua đây cho thấy, việc thực hiện KN giải quyết vấn đề ở trẻ còn chưa cao. Một số trẻ không biết sắp xếp được các mối quan hệ đơn giản thông qua bài học cụ thể trên lớp.
Việc đánh giá của GV đối với vấn đề này cũng cho thấy khá tương đồng với sự quan sát của chúng tôi. Cụ thể: GV đánh giá trẻ thực hiện được ở mức độ tốt có 34/139 trẻ, chiếm 24.5%. Mức độ khá có 48/139 trẻ, chiếm 34.5%. Mức độ trung bình có 47/139 trẻ, chiếm 33.8%, và mức độ yếu là 10/139 trẻ, chiếm 7.2%.
Tổng hợp lại kết quả quan sát và kết quả đánh giá của giáo viên thì việc hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề ở trẻ mẫu giáo lớn thuộc 2 trường là tương đối thấp. Do vậy, yêu cầu đặt ra là GV cần quan tâm hơn nữa trong quá trình dạy học nhằm hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo lớn.