Mục tiêu của hoạt động dạy trong trường mầm non

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 33 - 34)

Mục tiêu dạy học là điểm xuất phát của hoạt động dạy học, ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Do vậy, nhận thức toàn diện, khách quan và xác định đúng đắn mục tiêu được xem là khâu quan trọng của hoạt động dạy học trong trường mầm non.

Đối với hoạt động dạy học trong trường mầm non, việc dạy học cho trẻ là nhằm cung cấp những tri thức mới và trẻ được trải nghiệm thông qua hoạt động có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ đích, các kiến thức cô cung cấp sẽ được củng cố bằng các trò chơi, các hoạt động. Mỗi một hoạt động học tập, đều nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể như: hoạt động làm quen với chữ viết, làm quen với các biểu tượng toán, làm quen với các tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình… Các hoạt động này có vẻ như rời rạc nhưng trên thực tế chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đều nhằm giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động học tập. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành kĩ năng học tập cho trẻ.

Thông qua hoạt động phù hợp với mục đích giáo dục, phù hợp với đặc điểm của trẻ, mục đích của dạy học là trang bị cho trẻ những tri thức sơ đẳng về thế giới xung quanh, về bản thân trẻ và rèn luyện, hình thành cho trẻ những KNHT cơ bản, tâm thế và nhu cầu học tập để giúp trẻ vào lớp 1. Đây là những tri thức giản đơn, gần gũi, vừa với tầm hiểu biết của trẻ, trẻ nắm được chủ yếu dựa vào quá trình nhận thức cảm tính. Trong quá trình dạy học, cô sẽ cung cấp cho trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động ngoài trời, các trò chơi dạy học, trò chơi trí tuệ kết hợp với hoạt động dạy học có chủ đích, cô giáo giúp trẻ gọi tên sự vật, hiện tượng; biết được các đặc điểm đơn giản của sự vật, tính chất sự vật, công dụng của chúng. Trên cơ sở những tri thức này, rèn cho trẻ những kĩ năng cần thiết.

Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi mà quá trình tâm lý nhận thức và năng lực hoạt động trí tuệ đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong mục tiêu dạy học mầm non, cần phải chú ý phát triển hệ thống tri thức cơ bản, các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ đặc biệt là năng lực hoạt động trí tuệ. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở của thế giới quan khoa học và những phẩm chất tốt cho trẻ, đồng thời thúc đẩy và phát triển nhu cầu, hứng thú nhận thức cho trẻ thông qua các bài học cụ thể. Dạy học mầm non nhằm phát triển tối đa tiềm năng ở trẻ em trên cơ sở tôn trọng những thiên hướng tiềm ẩn của cá nhân, giúp trẻ phát triển hài hòa các mặt nói chung và phát triển các kĩ năng học tập cần thiết.

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non (Trang 33 - 34)