Kĩ năng ghi nhớ, nhận biết và tái hiện là một nhóm các kĩ năng quan trọng. Để nghiên cứu về kĩ năng này, chúng tôi đã tiến hành quan sát, ghi chép kết hợp với quá trình đánh giá của giáo viên (KN 7- Phụ lục 2, phụ lục 3, tr.113 - 125). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.15: Kết quả hình thành kĩ năng ghi nhớ, nhận biết và tái hiện Kênh đánh giá
Mức độ
Đánh giá qua quan sát Kết quả phiếu khảo sát
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
I. Tốt 34/139 24.5 36/139 25.9
II. Khá 50/139 35.9 48/139 34.5
III.Trung bình 45/139 32.6 47/139 33.8
IV. Yếu 10/139 7.2 8/139 5.8
- Qua quan sát có 34/139 (24.5%) trẻ mẫu giáo lớn thực hiện kĩ năng này ở mức độ tốt, giáo viên đánh giá ở mức độ tốt là 36/139, chiếm 25.9%. Trong đó mức độ khá theo quan sát là 50/139 (35.9%) trẻ, giáo viên đánh giá là 48/139 chiếm 34.5%. Kết quả này cho thấy kĩ năng này hầu hết trẻ đã hình thành về cơ bản là tốt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiếm hơn 60%. Điều này tạo thuận lợi cho trẻ những vấn đề cơ bản ban đầu trong hoạt động nhận thức. Tạo lập cho trẻ kĩ năng ghi nhớ, tái hiện và nhận biết là tạo điều kiện cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
Ở mức độ trung bình, qua quan sát có 45/139 (32.6%), giáo viên đánh giá 47/139 (33.8%). Mức độ yếu quan sát cho thấy có 10/139 (7.2%) và giáo viên đánh giá có 8/139 (5.8%). Kết quả này cho thấy một số trẻ còn chưa hình thành kĩ năng này ở mức độ cao. Qua quan sát, một số trẻ còn chưa biết kể lại, nhớ lại nội dung bài học đơn giản.
Giáo viên là nhân tố quan trọng giúp trẻ hình thành kĩ năng này. Do vậy, các phương pháp dạy học của giáo viên sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng này cho trẻ mẫu giáo lớn.