nhưng mau quên. Do vậy, kĩ năng ghi nhớ ở trẻ phải được hình thành theo một quá trình. Thông thường, những gì tác động vào trẻ mà gây hứng thú thì trẻ sẽ rất dễ nhớ. Ghi nhớ thường đi cùng với nhận biết và tái hiện. Khi học xong một bài học, trẻ cần phải nhớ được cơ bản bài học trên lớp. Nhận dạng được các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, nhớ được số đếm, số đo, nhận biết được các con số. Trẻ có thể kể lại được nội dung câu chuyện quen thuộc theo ý của mình. Biết bắt chước, sắp xếp và chọn lọc tri thức.
- Kĩ năng đọc, viết và phát biểu xây dựng bài: Ở kĩ năng này, trẻ biết nói rõ ràng, biết sử dụng các từ chỉ tên gọi vật xung quanh, sử dụng các loại câu khác nhau trong quá trình giao tiếp, biết bày tỏ ý nghĩ, cảm xúc của bản thân. Trẻ đọc được các chữ cái xung quanh, đọc theo truyện tranh đã biết. Biết viết tên của bản thân mình theo chữ cái. Viết chữ theo thứ tự đúng với quy luật. Trẻ tự tin khi đứng lên nói ý kiến của mình mà không sợ sai đồng thời biết đặt câu hỏi theo lôgic. Đây là một kĩ năng rất quan trọng chuẩn bị cho trẻ tâm thế bước vào lớp 1 sau này.
- Kĩ năng kiểm tra – đánh giá: Kĩ năng này yêu cầu trẻ phân biệt được đúng sai trong phạm vi hoạt động nhận thức. Trẻ biết điều chỉnh kế hoạch học tập. Quản lý thời gian học tập của mình. Kĩ năng này rất khó hình thành được ở trẻ, do vậy cần sự hướng dẫn và tổ chức của cô giáo. Trẻ cần biết thích nghi với yêu cầu mới và tự đánh giá được bản thân.
1.4.2. Vai trò của kĩ năng học tập trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của trẻ mẫu giáo lớn trẻ mẫu giáo lớn
1.4.1.1. Kĩ năng học tập là cơ sở để giúp trẻ tự tin trong thực hiện các nhiệm vụ học tập
Tuổi mầm non là đặt nền móng cho các bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bị các kĩ năng học tập cho sự phát triển trí tuệ cũng như chuẩn bị vào lớp một cho trẻ mẫu giáo lớn.
Để đáp ứng những yêu cầu về mọi mặt, yêu cầu khi thực hiện tổ chức quá trình dạy học trong trường mầm non trước khi trẻ học tiểu học phải đảm bảo được sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức được hình thành ở lứa tuổi MGL là vô cùng quan trọng. Những kiến thức của trẻ phải không ngừng được mở rộng và nâng cao, giúp trẻ không bỡ ngỡ khi thay đổi môi trường đột ngột chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Chính vì thế, vai trò của KNHT trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trường mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trước tiên, trẻ cần phải được hoàn thiện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết nhất định về các hoạt động cần thiết cho việc học tập, trẻ biết các kĩ năng hoạt động trí óc như: so sánh, phân tích, tống hợp… Các kĩ năng học tập khi được hình thành sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Ví dụ, nếu trẻ hình thành được kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập thì trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện các thao tác với đồ dùng học tập. Mọi hoạt động học tập của trẻ sẽ linh hoạt hơn, bền vững hơn và tiến hành một cách cụ thể hơn.
Các kĩ năng học tập sẽ giúp trẻ có những biểu tượng là những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng mà trẻ được hình dung trong đầu mỗi khi được nhắc đến. Ví dụ khi ta nhắc đến ô tô, trẻ sẽ hình dung trong đầu rằng nó là cái gì, dùng để làm gì. Các kĩ năng học tập mà trẻ được hình thành sẽ giúp trẻ thực hiện và hiểu biết nhất định về các vấn đề đơn giản đó, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trẻ có thể thực hiện thao tác hoạt động trí óc được tốt hơn, có kĩ năng định hướng hoạt động một cách nhạy bén và chính xác. GV cần giúp trẻ tham gia các hoạt động học tập tự tin, tự lực và sáng tạo. Giúp trẻ ham học bằng cách thiết kế các hoạt động học tập vui nhộn, vừa sức. Giúp trẻ hiểu biết và có ý thức chấp hành nội quy, quy định trong trường học, có ý thức, thái độ cư xử hòa thuận với mọi người… Những điều này là cơ bản nhưng nó thể hiện được vai trò của kĩ năng sống của trẻ đối với quá trình thực hiện và rèn luyện bản thân.
Các nhiệm vụ học tập đặt ra ở trường mầm non không phải là phức tạp, nhưng với trẻ mẫu giáo thì nó hoàn toàn là mới mẻ, bởi đây là bậc học đầu tiên trong cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đời của trẻ. Do vậy, khi trẻ hình thành được các kĩ năng học tập sẽ giúp trẻ thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng hơn. Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học đã giúp trẻ thực hiện việc “học mà chơi, chơi mà học” được thuận lợi. Để đạt được hiệu quả trên, việc hình thành các kĩ năng học tập cơ bản sẽ giúp trẻ thích ứng với các hoạt động mới nhanh nhẹn và hiệu quả.
1.4.1.2. Kĩ năng học tập góp phần thúc đẩy sự phát triển khả năng học tập của trẻ mẫu giáo lớn
Trong trường mầm non, giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp trẻ thực hiện các hành động học tập. Trong hoạt động học tập giúp trẻ làm quen với các đồ dùng học tập, tiếp xúc với sách, báo, truyện, bút, thước, phấn bảng… giúp trẻ có thể nhận biết được tầm quan trọng của việc học tập. Khi làm quen với nó, trẻ dần tạo cho mình thói quen học tập, trẻ biết cách vận dụng, điều khiển bàn tay nhỏ bé của mình một cách gọn gàng, dẻo dai trong việc thực hiện các thao tác học tập. Các nhà khoa học đã khẳng định: “Những vận động bàn tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu, càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu”.
Những bỡ ngỡ của trẻ sẽ dần được khắc phục khi trẻ làm quen với hoạt động học tập trong trường mầm non. Khi trẻ làm quen với đồ dùng học tập, hay được rèn luyện các kĩ năng học tập đơn giản về nghe, nói, đọc, viết… trẻ sẽ hứng thú hơn đối với các hoạt động học tập. Khi được rèn luyện, trẻ sẽ độc lập hơn trong quá trình học tập của mình.
Hình thành kĩ năng học tập có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, góp phần đào tạo những con người lao động có năng lực, chủ động, sáng tạo, say mê học tập và có ý chí vươn lên. Giáo sư Trần Bá Hoành đã từng khẳng định: “Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở con người, phát huy nội lực, làm cho kết quả học tập tăng lên gấp bội”.[14]
Việc hình thành kĩ năng học tập còn giúp cho trẻ mẫu giáo lớn hình thành được các kĩ năng về kiến thức, trẻ có phương pháp học tập được tốt hơn, nắm vững được những nội dung cô giáo truyền đạt trên lớp một cách sinh động. Ví dụ, thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
qua hoạt động nghe cô giáo kể chuyện ở trên lớp, trẻ được hình thành về kĩ năng lắng nghe, kĩ năng về tư duy, khả năng tưởng tượng… thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Đây là yếu tố thúc đẩy vai trò của trẻ MGL trong hoạt động nhận thức.