I. Các hình thức phát hành xuất bản phẩm
4. Phương thức tiêu thụ truyền thống và phương thức tiêu thụ liên kết
Phương thức tiêu thụ là do Nxb, doanh nghiệp bán buôn (cửa hàng bán buôn đại lý, cửa hàng bán buôn kinh doanh tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ xây dựng nên. Dựa vào mối quan hệ giữa các thành viên tham gia quá trình tiêu thụ có thể chia phương thức tiêu thụ kinh doanh ra thành 2 loại cơ bản là phương thức tiêu thụ truyền thống và phương thức tiêu thụ liên kết.
4.1. Phương thức tiêu thụ truyền thống
Phương thức tiêu thụ truyền thống là một phương thức trong đó Nxb, cửa hàng bán buôn, cửa hàng bán lẻ hoàn toàn độc lập với nhau. Trong phương thức này, mỗi thành viên đều là một thực tế kinh tế độc lập, chúng theo đuổi lợi ích lớn nhất của riêng minh, cho dù có hy sinh lợi ích của con đường thì cũng không tiếc. Trong phương thức này, chưa có một thành viên nào có thể chi phối hoàn toàn hoặc một thành viên khác. Ví dụ: giai đoạn hiện nay hệ thống tiêu thụ xbp ở Trung Quốc chủ yếu đều áp dụng phương thức tiêu thụ truyền thống này. Trung Quốc hiện nay có hơn 500 Nxb, hiệu sách Tân Hoa và nhiều hiệu sách bán lẻ khác. Tất cả đều phân phối tiêu thụ xbp có lợi ích kinh tế của riêng mình, giữa họ phải thường xuyên trao đổi bàn bạc về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên như chế độ lưu thông xbp, quyền hạn PH, chiết khấu, nguy cơ tồn hàng… Sự hao tổn bên trong này trong phân phối tiêu thụ ngành xuất bản sẽ rất có lợi tới lợi ích toàn thể của ngành xuất bản. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là Trung Quốc đã áp dụng phương thức tiêu thụ truyền thống một cách phổ biến. Nếu không cải cách phương thức tiêu thụ đang hiện hành, không áp dụng sách lược khoa học tiên tiến hơn thì rất khó giải quyết được những vấn đề này một cách cơ bản phương thức tiêu thụ liên kết sau đây.
4.2. Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết
Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết là một hình thức tiêu thụ được tạo nên khi Nxb, cửa hàng bán buôn và cửa hàng bán lẻ thông qua quyền sở hữu, khế ước hoặc phương thức khác để liên hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau. Đây là
một hệ thống thực hiện quản lý chuyên môn hóa và kế hoạch tập trung, làm một hình thức liên hiệp các xí nghiệp là một thành viên của hệ thống có quyền sở hữu về tài sản của thành viên khác, hoặc là thông qua một mối quan hệ thỏa thuận, hoặc là thành viên có thực lực tương đương thành viên khác mong muốn hợp tác với họ…. Phương thức này có thể do Nxb chi phối, cũng có thể do cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ chi phối. Trong hình thức này, các thành viên của Nxb để nâng cao hiệu quả quản lý KT đều phải áp dụng kinh doanh nhất thể hóa ở mức độ khác nhau hoặc kinh doanh liên kết. Sử dụng phương thức tiêu thụ kiểu này sẽ có thể đạt được mục đích kiểm soát, quản được toàn bộ việc tiêu thụ, tạo điều kiện cho việc bổ sung đột do các thành viên, vì theo đuổi mục tiêu riêng của mình gây ra, phương thức tiêu thụ liên kết có 3 hình thức chính.
4.2.1. Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết về quyền sở hữu tài sản sản
Có nghĩa là một phương thức phân phối tiêu thụ gồm có Nxb, Cửa hàng bán buôn, cửa hàng bán lẻ liên hệ ràng buộc với nhau bằng quyền sở hữu tài sản. Điều này được thể hiện ở chỗ Nxb, xí nghiệp bán buôn và xí nghiệp bán lẻ có sự quản lý kinh doanh thống nhất của một công ty có nghiệp vụ sản xuất, bán buôn bán lẻ về một sản phẩm nào đó được kinh doanh tổng hợp trong nội bộ của tổ chức có quyền sở hữu tài sản giống nhau. Cũng có thể nói, công ty này thực hiện kinh doanh trọn gói sản phẩm của mình. Ví dụ như ở Trung Quốc trước giải phóng, các Nxb “Thường vụ” “Trung Hoa”, “Thế giới”, “Khai minh”, “Tam liên” chính là những tổ chức bán buôn, bán lẻ xbp. Các Nxb này đều có cơ quan chi nhánh của mình, có trung tâm bán buôn: Thường vụ ấn thư quân có 36 chi nhánh ở Thượng Hải có sổ PH, Các chi nhánh phân bố ở các thành phố lớn và trung bình, chịu trách nhiệm bán lẻ và bán buôn xbp. Đấy chính là con đường phân phối tiêu thụ kiểu vuông góc. Nhưng hình thức này không phải là phổ biến trong giới xb ở các nước trên thế giới.
Phương thức tiêu thụ liên kết về quyền sở hữu tài sản còn có thể được biểu hiện ở việc Nxb, xí nghiệp bán buôn, xí nghiệp bán lẻ có quyền sở hữu một bộ tài sản của đối phương. Từ đó làm cho lợi ích giữa các thành viên được chia sẽ với nhau. Ví dụ: Cửa hàng bán buôn, bán lẻ của Nhật Bản, những thành viên nào đó từ đó 50% - 60% cổ phần thì sẽ nắm được Nxb trong tay. Như vậy, Nxb, cửa hàng bán buôn và cửa hàng bán lẻ cỡ lớn có thể thông qua phương thức tham gia cổ phần để giải quyết mâu thuẫn sản xuất - tiêu dùng giữa chúng, thống nhất, điều hòa lợi ích giữa sản xuất và tiêu thụ để nâng cao lợi ích chỉnh thể của hệ thống xuất bản.
4.2.2. Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết kiểu chi phối
Khác với phương thức tiêu thụ liên kết về quyền sở hữu tài sản, phương thức này không phải là thông qua quyền sở hữu chung, mà là mỗi một bên trong thành viên của hệ thống bằng thực lực, vai trò nổi bật của mình hoặc kỹ thuật và tri thức chuyên môn để đứng ra tổ chức, điều hòa hoặc ảnh hưởng đến các thành viên khác trong hệ thống, làm cho đa số thành viên của hệ thống hành động một cách nhịp nhàng với nhau hơn. Ví dụ như trong các cửa hàng sách bán lẻ, cửa hàng Queen, Dardon của Mỹ, cửa hàng W.H, Smith, Solestơn, Dilon của Anh đã dựa vào thực lực và quy mô của mình để có ảnh hưởng nhất định đối với sách lược kinh doanh tiêu thụ của một số Nxb. Ngoài ra, trong ngành bán buôn sách, nước Mỹ có Bêcơn. Tiler, Englamu, Nhật Bản có “Đong bon”, “Riban”… sách lược và phương án kinh doanh tiêu thụ của họ đều có ảnh hưởng nhất định đối với các thành viên của hệ thống tiêu thụ xbp khác trong quốc gia mình.
Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết kiểu chi phối thực chất là người lãnh đạo của hệ thống sử dụng vị trí của mình để tảo ảnh hưởng và chi phối hành vi của các thành viên khác. Khi uy tín và lực lượng của thành viên chủ chốt của hệ thống lớn mạnh tới mức đủ sức để đưa ra kế hoạch và phương án quản lý phương thức phân phối tiêu thụ, mà các thành viên khác không thể không tiếp nhận thì phương thức phân phối tiêu thụ kiểu liên kết chi phối mới được hình
thành. Nếu trong phương thức tiêu thụ phân phối xbp chưa hình thành thành viên chủ chốt của hệ thống như vậy thì phương thức liên kết theo hình thức này chưa thể được hình thành.
4.2.3. Phương thức phân phối tiêu thụ liên kết kiểu khế ước (thỏa thuận) thuận)
Đây là một hình thức phân phối tiêu thụ do các thành viên độc lập ở các cấp độ khác nhau, để thực hiện được mục đích kinh tế mà kinh doanh đơn độc không thể thực hiện được, phải trên cơ sở hiệp thương hoặc thỏa thuận nào đó để kết hợp lại thành một khối liên kết. Phương thức biểu hiện phương thức phân phối tiêu thụ liên kết kiểu thỏa thuận rất đa dạng phong phú. Chúng chủ yếu có những loại sau:
* Tổ chức được phép chuyên bán: Đây là chỉ những đơn vị được quyền được quyền chuyên bán, trao cho một số thành viên nào đó sản phẩm kỹ thuật tiêu thụ và tên xí nghiệp của mình bằng phương thức khế ước (giấy thỏa thuận).
Trong khế ước quy định khu vực tiêu thụ, phạm vi kinh doanh điều kiện phục vụ, tài chính và quảng cáo. Với tiền đề như vậy, đơn vị được ủy quyền sẽ được phéo tiêu thụ sản phẩm hoặc quyền sử dụng kỹ thuật tiêu dùng, tên xí nghiệp… Tổ chức được phép chuyên bán chủ yếu gồm có hệ thống chuyên bán lẻ do Nxb quản lý, như Tổng PH của một khu vực nào đó do cửa hàng bán buôn nào đó chịu trách nhiệm PH toàn bộ xbp, và hệ thống chuyên bán lẻ do cửa hàng bán lẻ thực hiện…
* Tổ chức dây chuyền tự nguyện do cửa hàng bán buôn chủ trì. Tức là tổ chức bán buôn bán lẻ do các cửa hàng bán lẻ tự nguyện tham gia kết hợp với cửa hàng bán buôn tạo nên, thống nhất nghiệp vụ nhập hàng bán hàng, thông qua việc nhập bằng số lượng lớn để giành được chiết khấu ưu đãi và đối phó với sự cạnh tranh của các cửa hàng trung gian khác.
* Tổ chức hợp tác của các cửa hàng bán lẻ: Tức là tổ chức mới do nhiều cửa hàng bán lẻ kết hợp với nhau tạo thành, ngoài nghiệp vụ bán lẻ ra, còn thực
hiện việc bán buôn hoặc XB. Tất cả các thành viên thông qua tổ chức hợp tác bán lẻ để mua tập trung và cùng quy hoạch nghiệp vụ khuyến mại như quảng cáo của họ. Lợi nhuận thu được sẽ chia lại cho các cửa hàng bán lẻ là thành viên theo tỷ lệ mua vào. Các cửa hàng bán lể không phải là thành viên cũng có thể nhập hàng từ tổ chức này, những không được tham gia phân chia lợi nhuận.