Các ưu điểm, khuyết điểm của hình thức tiêu thụ trực tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình phát hành xuất bản phẩm (Trang 80 - 83)

I. Các hình thức phát hành xuất bản phẩm

b. Các ưu điểm, khuyết điểm của hình thức tiêu thụ trực tiếp.

Bất cứ hình thức nào thì đều có ưu điểm và nhược điểm, hình thức tiêu thụ trực tiếp đương nhiên là không ngoại lệ. Hình thức tiêu thụ trực tiếp xuất bản phẩm có những ưu điểm sau:

* Tiêu thụ trực tiếp lược bỏ được nhiều khâu trung gian, giảm được nhiều phí tổn của xbp trong quá trình lưu chuyển, lại còn có thể tăng nhanh tốc độ lưu chuyển xbp.

* Tiêu thụ trực tiếp là một trong những sách lược quan trọng phát triển theo hướng “nhất thể hóa” lĩnh vực lưu thông của Nxb, nó có thể ở một mức độ nhất định giảm được chi phí lưu thông xbp, điều đó sẽ tạo cơ sở tốt cho việc Nxb giành lợi thế cho độc giả. Ví dụ như nhiều Nxb của Mỹ đã trực tiếp phát hành giáo trình, tài liệu đến trường học và thư viện, do bỏ bớt được khâu trung gian, giảm được phí phát hành, Nxb có thể giành đến 20% - 30% chiết khấu cho trường học và thư viện.

* Hình thức tiêu thụ trực tiếp là một phương thức gặp nhau trực tiếp giữa Nxb và người tiêu dùng, nó có lợi cho việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng, vừa thuận lợi cho Nxb tiến hành khuyến mại đúng đối tượng, lại vừa có lợi cho Nxb tìm hiểu được nhu cầu của độc giả, có ý nghĩa tích cực nhất định đối với nâng cao tính có mục đích của công tác xuất bản.

Hình thức tiêu thụ trực tiếp điện bao sân tương đối hẹp, khả năng phát hành có hạn, khó thích ứng được với mâu thuẫn một bên là quá trình sản xuất xbp cần tập trung cao độ trong khi nhu cầu về xbp lại rất phân tán, hình thức này thường khó đáp ứng được nhu cầu của độc giả ở những nơi thường có số lượng nhiều nhưng lại rất phân tán.

* Hình thức tiêu thụ trực tiếp xbp hoàn toàn dựa vào lực lượng của bản thân Nxb, để phân tán năng lực của Nxb, tấn công vào nghiệp vụ chính là xuất bản. Tiêu thụ xbp là một hoạt động kinh tế rất phức tạp, cần phải có tri thức chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, cần phải đầu tư sức người, sức của, vốn tương đối lớn. Nxb nếu trong hoạt động tiêu thụ trực tiếp phải tốn quá nhiều năng lực thì khó tránh khỏi ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh doanh.

* Hình thức tiêu thụ trực tiếp là phương thức quan trọng của Nxb đã thâm nhập vào lĩnh vực lưu thông xbp, nhưng mở rộng tỷ trọng tiêu thụ trực tiếp một cách vô nguyên tắc sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến lợi ích của các cửa hàng trung gian phát hành. Nếu xử lý mối quan hệ này không tốt, thậm chí còn làm tăng thêm mẫu thuận giữa sản xuất và tiêu thụ xbp, từ đó sẽ mất đi sự trợ giúp của các cửa hàng trung gian. Chính là xuất phát từ suy nghĩ này, nhiều Nxb đã xuất phát từ việc giữ gìn quan hệ hợp tác thường xuyên với các cửa hàng phát hành trung gian, khống chế chặt chẽ hình thức việc sử dụng hình thức tiêu thụ trực tiếp. Nxb của một số nước như Đức, về cơ bản là không sử dụng hình thức tiêu thụ trực tiêp, mà toàn bộ xbp giao cho của hàng trung gian phát hành. Cho dù là độc giả gửi thư, điện thoại đến Nxb muốn mua xbp thì Nxb vẫn phải chuyển thư từ sang các hiệu sách gần nơi ở của độc giả. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ xbp của Đức được xử lý rất tốt.

1.2. Hình thức gián tiếp

Hình thức gián tiếp tiêu thụ xbp là chỉ một hình thức mà các Nxb sử dụng các cửa hàng phát hành trung gian để cung ứng xbp cho độc giả. So sánh với hình thức tiêu thụ trực tiếp, hình thức tiêu thụ gián tiếp phức tạp hơn nhiều. Đưa

vào số lượng cửa hàng trung gian nhiều hay ít, tính chất khác nhau để chia tiêu thụ gián tiếp thành nhiều loại hình khác nhau, về mặt tác dụng thì thấy tiêu thụ gián tiếp cũng vượt xa tiêu thụ trực tiếp, nó là loại hình trực tiếp để tiêu thụ xbp, bất luận là trong nước hay ngoài nước, tuyệt đại đa số xbp đều được chuyển tay bạn đọc thông qua con đường tiêu thụ gián tiếp. Từ cuối những năm 80 của TK 20 trở lại đây, cùng với việc đi sâu cải cách thể chế xuất bản, hình thức tiêu thụ gián tiếp là loại hình tiêu thụ xbp ở nhiều nước trên thế giới.

* So sánh với hình thức tiêu thụ trực tiếp, hình thức tiêu thụ gián tiếp có những ưu điểm sau:

+ Có lợi cho việc phân chia tiêu thụ rộng rãi các xbp. Do có sự tham gia của các hãng phát hành trung gian nên đã giải quyết được mâu thuẫn giữa xuấ bản và tiêu dùng xbp về các mặt chủng loại, số lượng, thời gian và không gian. Như vậy vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về xbp của khách hàng chính, vừa

giúp các Nxb thực hiện được giá trị của xbp đã sản xuất ra.

+ Giúp cho việc thúc đẩy phân công chuyên môn hóa và hợp tác của ngành xuất bản. Việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm có quy luật riêng của nó, sự tham gia của các hãng phát hành trung gian sẽ giảm mạnh áp lực công tác phân phối tiêu thụ của Nxb, giúp Nxb tập trung năng lực chính vào nghiệp vụ xuất bản. Đồng thời sự phát triển lớn mãnh hãng phát hành trung gian, nhưng so với hình thức tiêu thụ trực tiếp, tác dụng của hình thức tiêu thụ trực tiếp vẫn rất hạn chế.

+ Góp phần giải quyết tình hình căng thẳng khó khăn về nguồn nhân lực, tài chính của Nxb. Các hãng phát hành trung gian mua xbp của các Nxb và trả tiền mặt, điều đó giúp Nxb nhanh chóng thực hiện được giá trị của xbp. Đồng thời các cửa hàng tiêu thụ còn đảm nhận các khoản chi phí như kho chứa, vận chuyển, và các chi phí về nhân lực, vật lực, tài chính của Nxb.

* Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ gián tiếp cũng không chỉ toàn các ưu điểm, nó cùng tồn tại một số nhược điểm sau:

+ Do có sự tham gia của các cửa hàng phát hành trung gian, có khả năng dẫn đến việc trao đổi thông tin giữa Nxb với đông đảo độc giả bị ảnh hưởng. Đã có sự tham gia của hãng trung gian rồi thì Nxb chỉ có thể tìm hiểu ý kiến của độc giả về đề tài, nội dung sự trang trí và sự phục vụ về xbp của đợn vị mình và tình hình nhu cầu, tình hình cạnh tranh thị trường xbp một cách gián tiếp từ hình thức tiêu thụ của cửa hàng trung gian. Phương thức trao đổi thông tin gián tiếp này khó tránh khỏi một số sai lệch nào đó, từ đó đem đến ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh tiêu thụ của Nxb.

+ Sự tham gia mạnh mẽ của các cửa hàng phát hành trung gian có khẳ năng làm cho Nxb không gây ảnh hưởng được đến việc tiêu thụ xbp, từ đó mà phải dựa vào các cửa hàng phát hành trung gian, và ở một mức độ nhất định, hoạt động kinh doanh không thể của Nxb vị rơi vào tình thế bị động.

+ Nếu các khâu phân phối tiêu thụ quá nhiều, năng suất thấp có thể làm cho chi phí lưu thông xbp tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến mức lãi của Nxb; Nxb bằng phương thức nâng cao giá bán xbp để đẩy sang độc giả, từ đó mà tăng thêm gánh nặng cho độc giả.

Một phần của tài liệu Giáo trình phát hành xuất bản phẩm (Trang 80 - 83)

w