Bối cảnh phát triển dịch vụ bán lẻ của Agribank Phú Thọ những năm tới

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại agribank phú thọ (Trang 100 - 110)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Bối cảnh phát triển dịch vụ bán lẻ của Agribank Phú Thọ những năm tới

4.1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ những năm 2013-2015 tầm nhìn 2020 (UBND tỉnh Phú Thọ, 2012)

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trƣớc tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu.

NHNN đã quán triệt và triển khai quyết liệt, kịp thời các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế. Nhờ đó, thị trƣờng tiền tệ, tín dụng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kinh tế - xã hội năm 2014; điều hành tỷ giá, thị trƣờng ngoại hối linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và tăng cƣờng quản lý thị trƣờng vàng; hoạt động của hệ thống ngân hàng cơ bản ổn định và có bƣớc tăng trƣởng khá; tăng cƣờng thanh tra, giám sát ngân hàng và xử lý nghiêm các hiện tƣợng tiêu cực trong kinh doanh ngân hàng; giám sát chặt chẽ việc triển khai cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh triển khai Đề án xử lý nợ cấu của các tổ chức tín dụng; hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển mạnh; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã thu đƣợc những kết quả tốt đẹp; tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự nhận thức sâu rộng, kịp thời về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong năm 2013…

Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, đúng hƣớng: Lạm phát đƣợc kiềm chế và thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, CPI tăng 6,04%; kinh tế vĩ mô ổn định hơn; sản xuất kinh doanh đƣợc duy trì; kim ngạch xuất khẩu tăng trên 15%; tốc độ tăng trƣởng GDP tuy thấp nhƣng đƣợc cải thiện sau mỗi quý và cả năm đạt 5,4%.

Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ: Năm 2013, tình hình chính trị xã hội ổn định, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm; môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tƣ từ những năm trƣớc đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2013 vẫn tiếp tục gặp khó tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế phục hồi chậm, nợ xấu còn ở mức cao, sức mua của thị trƣờng yếu, sản phẩm sản xuất tồn kho nhiều, khả năng cạnh tranh thấp,… do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và chính sách cắt giảm đầu tƣ công, giảm chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc; bên cạnh đó là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vẫn xảy ra đã ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn. Song với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Chính phủ và các bộ ngành Trung ƣơng; sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế của tỉnh đạt đƣợc kết quả tích cực, cụ thể: Tốc độ tăng GDP đạt 6,43% so với năm 2012; tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 3.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tƣ xã hội là 13.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 601,4 triệu USD, tăng 11,75%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 27,3%; công nghiệp - xây dựng 41,3%; dịch vụ 31,4%. GDP bình quân đầu ngƣời vƣợt ngƣỡng 1.000 USD, đƣa Phú Thọ trở thành tỉnh cơ bản thoát nghèo.

Hoạt động thị trƣờng Tài chính - Ngân hàng trên địa bàn: Công tác quản lý điều hành hoạt động tiền tệ, tín dụng đƣợc tăng cƣờng, thị trƣờng tiền tệ tín dụng, hoạt động ngân hàng đƣợc duy trì, có bƣớc phát triển; vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; dƣ nợ tín dụng trong những tháng cuối năm tăng trở lại. Do các NH, TCTD điều chỉnh giảm dần lãi suất cho vay, mặt bằng lãi suất cho vay đã đƣợc giảm đáng kể (giảm từ 6 đến 8%/năm), nhất là đối với các sản phẩm tín dụng ƣu đãi nhƣ chƣơng trình cho vay ƣu đãi đối với nông nghiệp nông thôn, tài trợ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ...; Lãi suất huy động các TCTD thực hiện theo đúng chỉ đạo của NHNN về việc quy định lãi suất huy động tối đa bằng VNĐ đối với tổ chức, cá nhân trong từng thời kỳ, trong năm đã đƣợc điều chỉnh giảm đáng kể từ mức 14%/năm xuống còn 8%/năm. Mặt bằng lãi suất huy động đƣợc duy trì ổn định không có sự chênh lệch lớn giữa các TCTD.

Phú Thọ phấn đấu đến năm 2015 có vị trí xếp hạng PCI từ mức trung bình trở lên so với toàn quốc, vào nhóm 5 tỉnh hàng đầu của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tỉnh sẽ tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ sau:

Một là, quán triệt tƣ tƣởng, nhận thức để tạo sự chuyển biến mạnh trong độ ngũ cán bộ công chức về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ: Chuyển nhận thức và hành động hàng ngày từ “quản lý doanh nghiệp” sang “phục vụ doanh nghiệp”. Xây dựng phong cách phục vụ của bộ máy chính quyền và tạo thuận lợi tối đa.

Hai là, thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng ngày càng tốt hơn nền hành chính công theo hƣớng phục vụ.

Ba là, tập trung cải thiện tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong điều hành của chính quyền các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và công dân trong việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc, cải tiến quy trình và đơn giản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hóa thủ tục hành chính để giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng.

Bốn là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Năm là, áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO đến các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Sáu là, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và thực thi công vụ. Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp có kênh thông tin để hiểu rõ hơn các chiến lƣợc, định hƣớng và kế hoạch đầu tƣ phát triển của từng địa phƣơng cũng nhƣ của tỉnh; có kênh riêng (email, đƣờng dây nóng dành cho doanh nghiệp, giao lƣu trực tuyến…) để tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản hồi của doanh nghiệp đối với công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh; giải quyết nhanh chóng các vƣớng mắc, thủ tục liên quan.

4.1.1.2. Cơ hội, thách thức Agribank đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

* Cơ hội

Agribank đang sở hữu cơ sở khách hàng lớn nhất trong các NHTM, có gần 9,4 triệu tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Số tài khoản này sẽ là cơ hội rất lớn đối với Agribank trong việc triển khai và phát triển dịch vụ xoay quanh các tài khoản này.

Thị trƣờng nông thôn, tuy đã có một số NHTM khác tham gia kinh doanh nhƣng mức độ cạnh tranh còn thấp, nếu Agribank tích cực phát triển thì đây cũng là cơ hội cho Agribank tiếp tục chiếm lĩnh thị trƣờng và giữ vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.

Việt Nam có dân số 90 triệu ngƣời, với cơ cấu dân số vàng (59% dân số ở độ tuổi lao động), nhu cầu về SPDV ngân hàng của thị trƣờng ngày càng tăng, trong khi hệ thống ngân hàng mới đáp ứng đƣợc một phần dân cƣ với dịch vụ chƣa đầy đủ, vì vậy tiềm năng thị trƣờng rất lớn chƣa đƣợc khai thác triệt để. Hơn nữa 68%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dân số sống tại khu vực nông thôn, vốn là khu vực mà Agribank giữ vai trò chủ lực, do đó đây là cơ hội lớn để phát triển dịch vụ NHBL.

Hệ thống kênh phân phối gồm mạng lƣới chi nhánh phòng giao dịch Agribank rộng khắp trong cả nƣớc tới từng vùng miền, với hệ thống máy ATM lớn nhất và phát triển các kênh phân phối hiện đại nhƣ Mobile Banking, Internet Banking là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển SPDV, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý dòng tiền cho khách hàng, thẻ, huy động vốn…

Giai đoạn vừa qua, Agribank đã có bƣớc tiến bộ lớn về công nghệ thông tin so với giai đoạn trƣớc và so với các NHTM trong nƣớc. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là nền tảng để gắn kết các chi nhánh trong việc triển khai phát triển các SPDV hiện đại mang tính hệ thống, là cơ hội để phát triển dịch vụ NHBL đặc biệt là các SPDV hiện đại chứa đựng hàm lƣợng công nghệ thông tin cao.

* Thách thức

Giai đoạn 2013-2015 dự báo nền kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Nợ xấu tăng cao trong khi tăng trƣởng dƣ nợ thấp nên doanh số cho vay giảm mạnh kéo theo tốc độ lƣu thông các dòng tiền suy giảm, trong khi hoạt động dịch vụ lại gắn chặt với các dòng tiền lƣu thông, thách thức các ngân hàng phát triển dịch vụ.

Tình trạng tài chính của tất cả các ngân hàng đều gặp khó khăn do phải xử lý nợ xấu, để cải thiện tài chính hầu hết các ngân hàng đều tập trung vào phát triển dịch vụ dẫn đến môi trƣờng cạnh tranh giành giật thị trƣờng dịch vụ càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn.

Với sự kiện gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa ngành dịch vụ tài chính để cạnh tranh toàn cầu, các ngân hàng nƣớc ngoài có mặt tại Việt Nam với khả năng phát triển dịch vụ ở trình độ cao dần đƣợc đối xử công bằng với các ngân hàng trong nƣớc. Vì vậy môi trƣờng cạnh tranh càng gay gắt hơn, thách thức Agribank cần phải phát triển mạnh mẽ hoạt động dịch vụ để giữ thị phần và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Agribank có số lƣợng lớn khách hàng tại khu vực nông thôn nhƣng tập quán và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cƣ còn yếu, đại bộ phận vẫn ƣa dùng thanh toán bằng tiền mặt, khả năng thích ứng với công nghệ mới còn thấp (ATM, Internet,…) cũng là một thách thức đối với Agribank.

Đội ngũ cán bộ đông đảo vừa là cơ hội nhƣng với trình độ và năng lực cán bộ còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc những thách thức trong môi trƣờng cạnh tranh cao, áp lực công việc và tác phong công nghiệp cũng là một thách thức lớn đối với Agribank.

4.1.2. Các chủ trương phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng của Agribank Việt Nam (Agribank, 2013)

Thứ nhất, về hoạt động của Agribank Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 :

- .

: - -

- .

:

Định hướng phát triển: Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vƣợng của cộng đồng.

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trƣờng; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế. Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lƣới hoạt động, số lƣợng khách hàng. Đến 31/12/2013, Agribank có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng; tổng dƣ nợ 530.600 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 ngƣời; gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.300 c ; quan hệ đại lý với trên

1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; đƣợc hàng triệu khách hàng tin tƣởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự

dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái

2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn đƣợc biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Bƣớc vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trƣờng tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hƣớng phát triển theo hƣớng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nƣớc, vƣơn tầm ảnh hƣởng ra thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “Tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dƣ nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lƣợng cao

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại agribank phú thọ (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)