Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức nghề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức nghề

- Lựa chọn được nội dung cần nâng cao nhận thức phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tượng; lựa chọn hình thức truyền đạt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nâng cao GDĐĐ nghề nghiệp gọn nhẹ, hiệu quả, ít tốn kém.

3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cho sinh viên

3.2.2.1. Mục tiêu

Xây dựng được kế hoạch GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống kế hoạch nằm trong kế hoạch tổng thể, toàn diện của Nhà trường trong năm học.

Bản kế hoạch chính là sự cụ thể hoá các mục tiêu, yêu cầu, công việc, biện pháp của công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.

Bản kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đặc thù của Nhà trường sư phạm. Nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp hướng đích và đạt kết quả cao.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Trên cơ sở phân tích thực trạng, căn cứ vào tiềm năng và những khả năng của Nhà trường, Hiệu trưởng xác định rõ và lựa chọn chính xác các mục tiêu GDĐĐ nghề nghiệp phù hợp (xác định mục tiêu là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng của kế hoạch hoá). Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu bao gồm: thời gian, con người, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên (kế hoạch chung) và triển khai thành kế hoạch gắn với từng bộ phận, cá nhân cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, Nhà trường; đáp ứng yêu cầu của người học và yêu cầu của xã hội.

Bản kế hoạch vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ, thể đảm bảo tính toàn diện và chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà có sự phân công khoa học, rõ ràng, phù hợp với chức năng của các tổ chức, cá nhân theo các mặt hoạt động ở từng thời gian, công việc cụ thể.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của ngành, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, của Nhà trường, Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, phác thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực… Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài lực, vật lực,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên. Việc kế hoạch hoá quản lý hoạt động theo từng kì, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nhà trường cũng cần tranh thủ ý kiến đóng góp sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của cấp trên để thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên của Nhà trường ở hiện tại.

Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể.

Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Tuỳ theo chủ đề mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:

- Kế hoạch cho cả năm học, học kỳ, tháng, tuần. - Kế hoạch cho các ngày lễ lớn trong năm

Triển khai nội dung mà kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch theo một trình tự nhất định, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế

hoạch. Theo dõi những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Kế hoạch phải được xây dựng trên tinh thần tập thể, vì tập thể, bám sát thực tiễn, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Muốn thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên, các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong Hội đồng sư phạm Nhà trường phải nhận thức đúng đắn sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên và ý thức rõ được trách nhiệm của mình trong công tác này.

Kế hoạch phải có tính khả thi, phải được triển khai thực hiện đồng bộ, đúng quy trình và phải nhận được sự nhất trí cao của tập thể Hội đồng sư phạm. Hiệu trưởng và BGH phải quan tâm triển khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 80 - 82)