Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao

đẳng Sư phạm

Trong Nhà trường Sư phạm, nội dung giáo dục đạo đức được gắn với việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người giáo viên tương lai, được cụ thể hoá theo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới. Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm nhằm đạt được mục tiêu giúp các sinh viên sư phạm nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

Căn cứ vào Quy định chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông ban hành trong Thông tư số 30/20009/TT-BGĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định về đạo đức nhà giáo được ban hành trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chúng tôi các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở trường CĐSP đó là:

- Giáo dục phẩm chất chính trị gồm: giáo dục cho HSSV hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng hoạt động học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; gương mẫu chấp hành các nội quy, quy chế của Nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động chính trị, xã hội.

- Giáo dục phẩm chất nghề nghiệp: Giáo dục cho HSSV lòng yêu nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ

quyền lợi hợp pháp chính đáng của mọi người; người thầy giáo phải luôn công bằng trong giảng dạy và đánh giá, là tấm gương trong thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích; thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình; gương mẫu trong học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Giáo dục lối sống, tác phong: Giáo dục cho HSSV có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo: người thầy giáo phải thực sự mẫu mực, thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, là tấm gương sáng về nhân cách.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 36 - 37)