7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, GVCN có năng lực và phẩm chất đạo
tốt đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.3.1. Mục tiêu
Bồi dưỡng tốt, xây dựng được một đội ngũ GVCN có phẩm chất đạo đức cách mạng, lương tâm trong sáng, nhân cách hoàn thiện, vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề, yêu thương người học, vì người học, có kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm, GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên và nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác này.
Bồi dưỡng nâng cao được chất lượng GVCN để tạo nên đòn bẩy quan trọng, đưa hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho SVSP hướng trúng đích và đạt được các mục tiêu.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa lựa chọn trong điều kiện cho phép của Nhà trường những giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm cho họ nhằm giúp cho
những giảng viên chủ nhiệm trẻ, mới vào nghề được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng; những GVCN đang trưởng thành được nâng cao năng lực chủ nhiệm, khả năng GDĐĐ nghề nghiệp và giúp cho những giảng viên đã làm công tác chủ nhiệm lâu năm, có năng lực vững vàng, giàu kinh nghiệm làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm, GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.
Tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng cho GV về đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Thực hiện phương châm:
“Mỗi thầy cô là một tấm gương về đạo đức và tự học”. Thầy cô giáo chính là tấm gương để sinh viên nhìn vào đó học tập, làm theo. Vì vậy giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSP thông qua chính tấm gương của thầy cô sẽ mang lại hiệu quả cao.
Bồi dưỡng cho giảng viên nắm vững chức năng, nhiệm vụ, ý thức rõ về vị trí, trách nhiệm của người GVCN; rèn luyện kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.
Hiệu trưởng đặt ra những yêu cầu cụ thể, trước mắt và lâu dài đối với GVCN trước những đòi hỏi của nhiệm vụ GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên và những nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Từ đó mỗi thầy cô không ngừng học hỏi, tích luỹ, trau rồi tri thức, vốn sống, kinh nghiệm công tác, tự hoàn thiện nhân cách để thực sự trở thành những tấm gương sáng cho sinh viên.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Chỉ đạo thực hiện và tổ chức bồi dưỡng:
+ Hiệu trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung công tác cho GVCN; phân công nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình thực hiện
+ Hiệu trưởng vừa là người chỉ đạo; vừa là người trực tiếp bồi dưỡng những yêu cầu, nội dung cần thiết; vừa đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động này.
+ Trước và trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho GVCN phải làm cho GVCN ý thức rõ được tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng và việc tự bồi dưỡng của GVCN.
- Nội dung bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng nhận thức, ý thức + Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
+ Bồi dưỡng khả năng ứng xử sư phạm của GVCN
+ Xác định và bồi dưỡng cho GVCN về mối quan hệ và cách phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong công tác chủ nhiệm và GDĐĐNN cho HSSV
+ Bồi dưỡng và yêu cầu GVCN phải có lối sống đạo đức trong sáng, mẫu mực, luôn gương mẫu, giữ gìn và thể hiện đẹp đẽ nhân cách của những người thầy - người cha - những tấm gương trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
+ Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình yêu thương học trò, lòng yêu nghề và tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm.
- Hình thức và cách thức bồi dưỡng:
+ Mở lớp bồi dưỡng cho toàn thể GVCN; bồi dưỡng qua các cuộc hội họp đầu năm; bồi dưỡng qua góp ý trực tiếp, qua kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; mời các báo cáo viên trao đổi kinh nghiệm; toạ đàm, hội thảo về công tác chủ nhiệm; cử cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn cho GVCN mới vào nghề, GVCN còn va vấp trong công tác. Hiệu trưởng phải chỉ đạo và sử dụng, phối hợp linh hoạt các hình thức và biện pháp bồi dưỡng trên.
Trong quá trình bồi dưỡng, Hiệu trưởng phải thường xuyên chú ý khơi dậy và kích thích lòng tự trọng, lương tâm và danh dự nghề nghiệp của mỗi GVCN, để biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng có sức sống lâu bền và sức mạnh vững chắc từ bên trong. Từ đó, tạo nên động lực để GV phấn đấu vượt lên chính mình, tạo nên sự chuyển biến tốt đẹp của công tác chủ nhiệm, nâng cao chất lượng GD, trong đó có chất lượng GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng, BGH phải là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức của một người thầy - người cha - một nhà GD trước tập thể cán bộ, giảng viên
nhân viên và thường xuyên quan tâm, chăm lo cho công tác bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ GVCN.
- Các GVCN phải nhận thức được về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên và ý nghĩa to lớn của việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác, hoàn thiện nhân cách bản thân.
- Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng đối với GVCN phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, kịp thời.
- Có kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ đối với GVCN phù hợp.