7. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Yếu tố khách quan
* Công tác chỉ đạo và đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên:
Trường Cao đẳng chịu sự quản lý Nhà nước của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên việc quản lý giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng cũng phải dựa trên những chỉ đạo, quy định và đánh giá của cấp trên.
* Chương trình đào tạo của Nhà trường:
Chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài các môn chuyên ngành đào tạo, còn có các môn thuộc lĩnh vực giáo dục đại cương như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, nghiên cứu khoa học, các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên như thực hành, thực tế, thực tập... Nếu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng được quan tâm trong chương trình đào tạo của trường thì sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
* Sự tham gia và phối hợp với Nhà trường của các lực lượng giáo dục khác ở bên ngoài Nhà trường:
Tham gia vào giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên còn bao gồm nhiều lực lượng giáo dục ở bên ngoài Nhà trường như: chính quyền địa phương, công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đoàn thể chính trị xã hội khác ở địa phương. Nếu các lực lượng giáo dục đó nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ và biết phối hợp, hợp tác tốt với Nhà trường thì sẽ thuận lợi cho việc quản lý của Hiệu trưởng. Còn nếu không sẽ làm hạn chế việc quản lý của Hiệu trưởng.
* Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống đạo đức và dư luận xã hội ở địa phương
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống đạo đức và dư luận xã hội ở địa phương là những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của sinh viên và chi phối các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của Hiệu trưởng Nhà trường. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, đạo đức nghề nghiệp của SVSP có những chuyến biến tích cực. Hầu hết SVSP hiện nay rất năng động, sáng tạo. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đạo đức nghề nghiệp của SVSP cũng chịu tác động của những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thị trường. Một bộ phận không nhỏ có các hiện tượng tiêu cực: lười học, quay cóp, có lối sống thực dụng… Môi trường văn hóa, xã hội và môi trường sư phạm với tư cách là nhân tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp của SVSP. Các nhân tố của môi trường xã hội (chính trị, tôn giáo, pháp luật, văn hóa, dư luận xã hội) đang từng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của SVSP. SVSP là khách thể chịu sự tác động của các yếu tố nêu trên, phản ánh những thay đổi của các điều kiện về chính trị, tôn giáo, pháp luật, văn hóa, dư luận xã hội. Mặt khác SVSP lại là chủ thể tích cực trong hoạt động tự giáo dục, rèn luyện của bản thân. Môi trường sư phạm là một bộ phận của môi trường xã hội, phản ánh sự phát triển của môi
trường xã hội. Môi trường sư phạm được xem như môi trường xã hội thu nhỏ. Môi trường sư phạm bao gồm nhiều yếu tố: Điều kiện sinh hoạt, các quan hệ giao tiếp, hệ thống giá trị riêng, dư luận. SVSP được sống, lao động, làm việc trong môi trường sư phạm có điều kiện để hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Gia đình, với những đặc điểm riêng là nhân tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, nhân cách sư phạm nói riêng. Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với quá trình hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học cũng rất mạnh mẽ vì SVSP luôn chịu ảnh hưởng bởi dư luận, định hướng NN, sự giáo dục của các thành viên trong gia đình. Gia đình thực sự là nhân tố điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi NN của SVSP.
* Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của Nhà trường:
Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng cần được tiến hành thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. Muốn tổ chức được các hoạt động như vậy cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cần thiết. Do vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của Nhà trường ảnh hưởng không nhỏ tới tính hiệu quả và đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức.