Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 78 - 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về

quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu

Các đối tượng tham GDĐĐ nghề nghiệp cho SV cần phải nhận thức đúng đắn về công tác này, thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề GDĐĐ nghề nghiệp, từ đó xác định được được vai trò và trách nhiệm của mình trong vấn đề này.

Bồi dưỡng nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, sinh viên, nhằm giúp họ nhận thức rõ được tầm quan trọng, tính cấp thiết phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm nhất là trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay. Trên cơ sở đó khuyến khích họ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức trong Nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT về mục tiêu giáo dục nói chung và GDĐĐ nghề dạy học nói riêng. Nâng cao nhận thức của tất cả các đối tượng trong Nhà trường (CBQL, GV, HSSV) về giá trị của đạo đức trong hoạt động dạy và học, trong cuộc sống để luôn có ý thức tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân, về tầm quan trọng của GDĐĐ nghề nghiệp trong Nhà trường, để tích cực, chủ động tham gia các hoạt động GDĐĐ.

Làm cho mỗi CBQL, GV, HSSV có ý thức cao hơn về nhiệm vụ, vai trò của mình trong GDĐĐ nghề nghiệp và từ đó tìm tòi, lựa chọn những hình thức, phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ nghề nghiệp. Đồng thời bản thân mỗi người CBGV luôn là tấm gương cho SV noi theo nên trong nhiệm vụ GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên thì hình ảnh người

quan trọng của GDĐĐ nghề nghiệp và về vai trò của mình trong đó càng rõ ràng thì kết quả giáo dục càng cao.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ban Giám hiệu Nhà trường phải quán triệt sâu sắc chủ trương giáo dục của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong Nhà trường để tạo sự đoàn kết, phối hợp trong GDĐĐ nghề dạy học cho sinh viên, xác định rõ công tác GDĐĐ nghề dạy học cho sinh viên là trách nhiệm của mọi thành viên trong Nhà trường.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong Nhà trường:

+ Đối với GVCN cần quán triệt sâu sắc cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, phải thấy được vai trò trung tâm trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

+ Đoàn Thanh niên cần nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động phong trào có ý nghĩa rất lớn, có tác động mạnh đến việc tu dưỡng của sinh viên từ đó mà xá định được vị trí của công tác Đoàn trong quá trình giáo dục toàn diện cho sinh viên.

+ Phân công rõ trách nhiệm của thầy cô giáo và từng bộ phận liên quan. Tổ chức tốt các phong trào thi đua như phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”…

Nâng cao nhận thức cho bản thân sinh viên:

Sinh viên tự nhận thức được sự cần thiết của GDĐĐ nghề dạy học, phải thấy rõ vai trò, vị trí và yêu cầu của xã hội đối với người giáo viên để từ đó có kế hoạch tự mình tu dưỡng, rèn luyện nhằm đạt được những yêu cầu, phẩm chất cần thiết của người giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu phải quan tâm thường xuyên đến công tác GDĐĐ nghề nghiệp và là những người gương mẫu, đi đầu trong công tác này.

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được kế hoạch GDĐĐNN cho cả năm học, vừa bao quát, cụ thể khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trường.

- Tạo dựng và duy trì được bầu không khí sư phạm lành mạnh, tích cực. - Lựa chọn, phân công đúng người, đúng việc trong công tác GDĐĐ nghề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 78 - 80)