Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao

Sư phạm

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở trường CĐSP được tiến hành thông qua các hình thức chủ yếu sau:

1.3.4.1. Thông qua hoạt động dạy học

Hoạt động dạy và học ở trên lớp nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức học vấn chuyên ngành đã được đúc kết thành khái niệm, định luật, qui tắc, phạm trù, phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Nhờ được trang bị những tri thức văn hoá đó mà sinh viên ngày nay càng mở mang trí tuệ, giúp cho quá trình phát triển tư duy ngày một sâu sắc hơn.

Chức năng trội của dạy học là giáo dưỡng, đồng thời phải thực hiện chức năng giáo dục (theo nghĩa hẹp). Dạy học ở trên lớp nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức đạo đức: hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải có, về nghĩa vụ bổn phận phải làm của người giáo viên. Đây là khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp bằng những hoạt động cơ bản chủ yếu của quá trình giáo dục nói chung và thông qua các môn học của Nhà trường. Từ đó sinh viên có cơ sở để nhận ra và phân biệt giữa hiện tượng đạo đức và vô đạo đức trong lao động nghề nghiệp biểu hiện đa dạng xung quanh mình hàng ngày, từ

đó giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Bên cạnh việc trang bị tri thức đạo đức, việc dạy dọc ở trên lớp còn là con đường cơ bản ngắn nhất, hiệu quả nhất để hình thành niềm tin lí tưởng nghề nghiệp cho sinh viên và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Đặc biệt thông qua dạy học các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn nghiệp vụ sư phạm sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về những khái niệm, phạm trù, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân nói chung và nghề dạy học nói riêng theo yêu cầu của xã hội và của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Mỗi môn học không ngừng khai sáng tri thức mà còn hướng dẫn các hành vi, hành động, cách ứng xử trong nhiều mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng, môi trường, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung, yêu cầu nghề nghiệp nói riêng định hướng cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách.

1.3.4.2. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Con đường dạy trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu dạy trên lớp là khai sáng, định hướng, phát triển đạo đức thì hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ sung, củng cố những kiến thức đã học trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là rèn luyện, thể hiện bằng hành vi, thái độ, hành động đạo đức trong các mối quan hệ chứ không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lý luận. Khi được tiếp xúc với người thật việc thật, với chủ thể của hành vi đạo đức sống động sẽ có sức thuyết phục lớn trong việc giáo dục đạo đức. Những hành vi này rất có thể trở thành mẫu mực cho sinh viên noi theo trong những hoàn cảnh đòi hỏi cách xử sự tương ứng. Như vậy sức thuyết phục lớn của người thật việc thật là có khả năng đi thẳng vào niềm tin đạo đức của mỗi người.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động như: văn hóa thể thao, vui chơi, hoạt động nhân đạo từ thiện, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường... mỗi dạng hoạt động này đều có nét

đặc thù và tác động giáo dục. Ngoài ra, các hoạt động thực tế, thực tập sư phạm là một hoạt động đặc thù đối với sinh viên sư phạm. Nó không chỉ là một hoạt động rèn luyện nghiệp vụ đơn thuần chuẩn bị cho nội dung bài dạy trên lớp mà qua đó sẽ giáo dục cho sinh viên tình cảm yêu nghề, yêu trẻ.

1.3.4.3. Thông qua tập thể lớp học

Lớp học là đơn vị tập thể được tổ chức khá chặt chẽ, có tính mục đích, có tính giáo dục. Chính vì vậy mà việc xây dựng tổ chức lớp học lành mạnh, có tính sư phạm và tính giáo dục là một trong những nhiệm vụ của mỗi giảng viên ở các Nhà trường sư phạm.

Trong một lớp học thì cả lớp là một tập thể lớn, có những tập thể nhỏ như tổ, nhóm, câu lạc bộ… và mỗi sinh viên đều là thành viên của lớp, đồng thời là thành viên của vài ba tập thể nhỏ khác. Thông qua việc tổ chức các buổi thảo luận theo chủ điểm của năm học, tổ chức sinh hoạt lớp, các buổi lao động tập thể, các buổi thực hành tập giảng, hội thi nghiệp vụ sư phạm... người thầy giáo hình thành trong HSSV những phẩm chất cần thiết của nghề dạy học. Trong những hoạt động tập thể đó, hoạt động và các ý kiến của cá nhân đều được bộc lộ, được tập thể kiểm tra, đánh giá, được chấp nhận hoặc bị phê phán, đồng thời là sự đa dạng trong việc tiếp nhận các thông tin đó. Vì ý kiến của mỗi thành viên không những có tác dụng thông báo những thông tin lớp trẻ cần quan tâm, những nội dung các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, mà còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sự nhận thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức đó. Thông qua hoạt động tập thể lớp, người thầy giáo hình thành ở HSSV sự tự tin, tinh thần đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm, ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng giao tiếp, năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Để có tập thể sinh viên lành mạnh, trước hết người giảng viên cần phải có uy tín, có kĩ năng xây dựng tập thể sinh viên theo mục tiêu và kế hoạch xác định. Xây dựng tập thể tốt, lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo. Một tập thể sinh viên tốt là tập thể có một số đặc điểm sau đây:

+ Có mục đích thống nhất.

+ Có tinh thần trách nhiệm trước trường, trước xã hội.

+ Có yêu cầu chặt chẽ đối với mọi thành viên, đồng thời mọi thành viên phải phục tùng ý chí của tập thể, phải tuân theo sự lãnh đạo thống nhất và được bình đẳng trước tập thể.

Sự thống nhất trong đa dạng của tập thể sinh viên đòi hỏi người giảng viên phải có khả năng làm cho dư luận của những tập thể khác nhau có sự thống nhất cơ bản về cùng một vấn đề như nhau, vì chỉ có như vậy thì dư luận mới có tác dụng giáo dục đạo đức cho sinh viên. Hơn nữa giảng viên phải biết hướng dư luận của tập thể sinh viên một cách có chủ định và phải biết dẹp đi những dư luận thất thiệt không có lợi cho giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên sư phạm.

1.3.4.4. Tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân sinh viên

Sự tự tu dưỡng của sinh viên là con đường tác động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở mỗi sinh viên.

Tự rèn luyện, tu dưỡng của sinh viên sư phạm biểu hiện ý thức và tính tích cực cao của cá nhân đối với cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt. Cụ thể:

Sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi; chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của Nhà trường không có hành vi tiêu cực.

Toàn tâm toàn ý với nghề nghiệp đã lựa chọn, có ý thức cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động học tập và rèn nghề; hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu các nhiệm vụ được giao; tự giác chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của Nhà trường có ý thức đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Như vậy, sự tự tu dưỡng về đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện với chính mình nhằm khắc phục những hành vi trái

đạo đức, bồi dưỡng, củng cố hành vi đạo đức. Sự tự tu dưỡng là yêu cầu tự nhiên ở mỗi cá nhân, ở trình độ ý thức đã phát triển, mọi cá nhân đều cần làm cho mình tốt hơn lên, bồi dưỡng tình cảm ý chí của chính mình, khắc phục những thói hư tật xấu. Đối với sinh viên sư phạm thì việc nhận thức được bản thân mình, đánh giá đúng mình, luôn có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi thiếu đạo đức, thái độ tự mãn, tự kiêu, hay tự ti là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)